Tham Thien Yeu Chi
3
cùng chư Phật mười phương và chúng sanh không
khác; hai là tin pháp của đức Phật Thích-ca Mâu-ni
nói mỗi pháp đều được liễu sanh thoát tử và thành
Phật đạo. Tâm lâu bền, phải tuyển chọn nhất định
một pháp, trọn đời thực hành, cho đến đời sau và
đời sau nữa đều như thế hành trì. Nếu là tham
thiền thì cứ như thế mà tham, nếu niệm Phật thì cứ
như thế mà niệm, nếu trì chú thì cứ như thế mà trì,
nếu học giáo lý thì cứ từ văn, tư, tu mà thực hành.
Dù tu một pháp môn nào cũng lấy giới làm căn bản.
Nếu đúng như vậy mà thực hành sau này nhất định
thành công. Qui Sơn Lão nhân nói: “Nếu có người
hay thực hành pháp này (tham thiền) ba đời không
lui sụt, quả vị Phật quyết định có ngày”. Vĩnh Gia
Lão nhân nói: “Nếu dùng vọng ngữ lừa chúng sanh,
hằng đọa địa ngục Bạt Thiệt số kiếp như cát bụi”.
Vô tâm chính là buông hết tất cả, giống hệt như
người chết, trọn ngày tùy chúng làm việc mà không
khởi một điểm phân biệt chấp trước, thành một vị
đạo nhân vô tâm. Người sơ tham đầy đủ ba tâm ấy
rồi, nếu tham thiền khán thoại đầu, nên khán “Niệm
Phật là gì?”. Ông tự thầm niệm ít tiếng “A Di Đà
Phật”, khán cái niệm Phật đó là gì? Một niệm ấy từ
chỗ nào phát khởi? Nên biết, một niệm ấy không
phải từ miệng ta khởi, cũng không phải từ thân thịt
ta khởi. Nếu từ thân miệng ta khởi, khi ta chết rồi
thân miệng vẫn còn sao không thể niệm? Phải biết,
một niệm này là từ tâm ta khởi, tức từ chỗ tâm
niệm khởi phải chăm chăm nhìn thẳng nơi đó, như
mèo rình chuột, toàn thể tinh thần tập trung vào một
chỗ này, không có niệm thứ hai. Chỉ cần giữ trung
bình giữa hoãn và gấp, không cho gấp quá sẽ phát
bệnh chướng. Đi đứng ngồi nằm đều giữ như vậy,
lâu ngày công phu đầy đủ, thời tiết nhân duyên đến,
một phen xúc chạm quả dưa chín cuống rụng bỗng
nhiên đại ngộ. Khi ấy, như người uống nước lạnh
nóng tự biết, thẳng đến chỗ không nghi ngờ, như
thấy chữ Thập đầu đường đi thẳng về nhà gặp cha
rất an vui.
Cái khó dễ của người lão tham thế nào? - Lão tham
là người đã gần gũi thiện tri thức, dụng công nhiều
năm, đã trải qua một phen luyện lọc thân tâm thuần
thục, đường lối rành rõ, dụng công một cách tự tại
không thấy cay đắng. Cái khó của bậc Thượng tọa
lão tham chính là dừng trụ trong chỗ tự tại sáng
suốt, nghỉ trong Hóa thành không đến Bảo sở. Hay
tịnh không hay động, không thể được cái chân thật
thọ dụng; thậm chí gặp cảnh sanh tình thủ xả như
xưa, ưa chán cũng hiện rõ. Vọng tưởng thô và tế
vẫn nguyên vẹn bền chắc, chỗ dụng công như hòn
đá ngâm nước lạnh không có tác dụng, lâu dần
cũng sanh mỏi mệt, trọn không thể đắc quả khởi
dụng. Thượng tọa lão tham! Biết được cái khốn khó
này rồi, lập tức đề khởi câu thoại đầu cũ, phấn
chấn tinh thần, đầu sào trăm trượng lại bước vượt
lên, thẳng đến đảnh núi cao chót vót mà đứng, tận
đáy biển sâu thăm thẳm mà đi, buông tay tung
hoành, cùng gặp gỡ chư vị Phật Tổ, những cái
khốn khó đâu còn, không dễ là gì?
Thoại đầu tức là nhất tâm, cái nhất tâm này của
chúng ta không phải ở trong, ngoài và chặng giữa,
mà cũng ở trong, ngoài và chặng giữa, như hư
không không động mà khắp tất cả chỗ. Sở dĩ thoại
đầu không nên đem lên trên, cũng không nên đè
xuống dưới. Đem lên trên thì dẫn khởi tán loạn, đè
xuống dưới thì rơi vào hôn trầm, trái với tánh chất
bản tâm, đều không phải là Trung đạo. Các vị sợ
vọng tưởng, cho hàng phục vọng tưởng là rất khó
khăn. Tôi xin thưa quí vị, không nên sợ vọng tưởng
cũng không cần phí sức hàng phục vọng tưởng.
Các vị chỉ cần nhận ra vọng tưởng, không chấp
trước nó, không tùy thuận nó, cũng chẳng cần xua
đuổi nó, chỉ không cho tiếp tục thì vọng tưởng tự lìa.
Nên nói: “Vọng khởi liền biết, biết vọng liền lìa”.
Nếu khéo lợi dụng vọng tưởng khởi công phu, khán
“Vọng tưởng này từ chỗ nào phát sanh?”. Vọng
tưởng không tánh chính nó là không, tức là tâm
tánh vốn không của ta, tự tánh thanh tịnh pháp thân
Phật ngay đây được hiện tiền. Xét thật mà nói,
chân vọng một thể, chúng sanh và Phật không hai,
sanh tử Niết-bàn, phiền não Bồ-đề đều là bản tâm
bản tánh, không cần phân biệt, không cần ưa chán,
không cần thủ xả. Tâm thanh tịnh này xưa nay là
Phật, không nhận một pháp, làm gì có nhiều mối?
Tham!
"
II. THIỀN ĐƯỜNG CHỈ DẠY.
DẪN LỜI DẠY.
Chư vị hằng ngày đến thỉnh tôi chỉ dạy khiến tôi rất
hổ thẹn. Chư vị ngày ngày nhọc nhằn cuốc đất,
bửa củi, gánh gạch làm việc quên cả sớm chiều,
mà vẫn không quên tâm niệm cầu giải thoát. Hạt
giống thiết tha vì đạo ấy khiến mọi người đều cảm
động. Hư Vân này hổ thẹn không đạo không đức,
nói không đến đâu lấy gì chỉ dạy, chỉ lượm lặt
những lời dạy của cổ nhân để đáp lại lời khẩn cầu
của chư vị mà thôi.
B. PHƯƠNG PHÁP NHẬP MÔN DỤNG CÔNG.
Phương pháp dụng công tu hành rất nhiều, hiện tại
chỉ tóm lược chỉ bày:
1. ĐIỀU KIỆN QUYẾT ĐỊNH TRƯỚC KHI TU TẬP:
a) Tin sâu nhân quả. – Không luận người nào, nếu
muốn dụng công tu tập trước cần phải tin sâu nhân
quả. Nếu không tin nhân quả, thực hành càn
bướng, không những tu hành chẳng thành công mà
tam đồ cũng khó tránh. Cổ đức nói: “Muốn biết
nhân đời trước hãy xem sự lãnh thọ của đời này,
muốn biết quả đời sau hãy nhìn sự gây tạo hiện tại”.
Lại nói: “Giả sử đã tạo nghiệp trăm ngàn kiếp vẫn
không mất, khi nhân duyên hội ngộ quả báo trở lại
tự chịu”. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nhân địa không