THIỀN ĐỐN NGỘ - Trang 55

Tham Thien Yeu Chi

1

THAM THIỀN YẾU CHỈ

I. ĐIỀU KIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TIÊN CỦA SỰ
THAM THIỀN.

Mục đích tham thiền là cầu được minh tâm kiến
tánh. Muốn thế, phải gạn lọc các thứ nhiễm ô của
tự tâm, thấy rõ mặt thật của tự tánh. Nhiễm ô tức là
vọng tưởng chấp trước. Tự tánh là đức tướng trí
tuệ Như Lai. Đức tướng trí tuệ Như Lai, chư Phật
và chúng sanh đồng có đủ, không hai không khác.
Nếu rời vọng tưởng chấp trước là chứng được đức
tướng trí tuệ Như Lai của mình; phải thế là Phật,
không phải thế là chúng sanh. Chỉ vì chúng ta từ vô
lượng kiếp đến nay mê muội đắm chìm trong sanh
tử, nhiễm ô đã lâu, không thể trong chốc lát thoát
được vọng tưởng, thật thấy bản tánh, vì thế nên
phải tham thiền. Điều kiện quyết định đầu tiên của
sự tham thiền là trừ diệt vọng tưởng. Phương pháp
trừ vọng tưởng như thế nào? Đức Phật Thích-ca
Mâu-ni nói phương pháp rất nhiều, nhưng rất giản
lược chẳng qua một chữ hết, hết là Bồ-đề. Thiền
tông do Tổ sư Đạt-ma truyền sang Trung Hoa, sau
đến đức Lục Tổ, tông phong bủa khắp sáng chiếu
cổ kim. Câu rất khẩn yếu mà đức Tổ sư Đạt-ma và
Lục Tổ khai thị cho môn đồ là “Trừ sạch các duyên,
một niệm không sanh”. Trừ sạch các duyên tức là
vạn duyên buông hết. Hai câu: “Vạn duyên buông
hết, một niệm không sanh” chính là điều kiện quyết
định đầu tiên của sự tham thiền. Hai câu ấy nếu
thực hiện không được, tham thiền chẳng những nói
không thành công mà vào cửa cũng không thể
được. Bởi vì vạn duyên còn ràng buộc, niệm niệm
mãi sanh diệt, ông làm sao tham thiền được?

“Vạn duyên buông hết, một niệm không sanh” là
điều kiện quyết định đầu tiên của sự tham thiền, dĩ
nhiên chúng ta đã biết. Nhưng phải làm thế nào
mới có thể thực hiện được? Có hai cách:

1- Bậc thượng, một niệm hằng dứt, thẳng đến vô
sanh liền chứng Bồ-đề, không còn một mảy may
ràng buộc.

2- Bậc thứ, dùng lý trừ sự, biết rõ tự tánh xưa nay
vẫn thanh tịnh, phiền não Bồ-đề, sanh tử Niết-bàn
đều là giả danh không can dự gì đến tự tánh của ta.
Muôn sự muôn vật đều là việc chiêm bao, huyễn
hóa, hòn bọt, cái bóng. Sắc thân tứ đại của ta đây
và sơn hà đại địa ở trong tự tánh như hòn bọt ngoài
bể cả, mặc tình sanh diệt không ngại gì bản thể. Ta
không nên theo sự sanh, trụ, dị, diệt của tất cả cái
huyễn hóa ấy mà khởi ưa, chán, thủ, xả. Toàn thân
buông hết như người chết không khác, tự nhiên
căn, trần, thức, tâm tan biến; tham, sân, si, ái diệt
sạch. Mọi việc đau nhức, khổ vui, đói lạnh, no ấm,
vinh nhục, sanh tử, họa phước, kiết hung, chê khen,
được mất, an nguy, khó dễ v.v… nơi thân một mực
đẩy chúng ra ngoài. Có thế mới mong buông hết.
Một buông, tất cả đều buông, mãi mãi buông gọi là

vạn duyên buông hết. Vạn duyên buông hết rồi,
vọng tưởng tự tiêu, phân biệt không khởi, các chấp
trước hằng xa lìa. Khi ấy, một niệm không sanh, tự
tánh sáng suốt, toàn thể hiện bày. Được vậy là điều
kiện tham thiền đã đầy đủ, lại dụng công chân thật
tham cứu mới có thể được minh tâm kiến tánh.

Hằng ngày thường có các vị tu thiền đến hỏi câu
thoại đầu. Phàm là pháp vốn không phải pháp, một
khi rơi vào ngôn ngữ tức không phải thật nghĩa.
Biết được một tâm này xưa nay là Phật, ngay đó vô
sự muôn việc hiện thành, nói tu nói chứng đều là
ma thuyết. Đức Đạt-ma sang Trung Hoa “Chỉ thẳng
tâm người, thấy tánh thành Phật”. Chỉ bày rành rõ
tất cả chúng sanh đều là Phật. Thẳng đó nhận
được tự tánh thanh tịnh này, tùy thuận không
nhiễm ô, trong hai mươi bốn giờ đi đứng ngồi nằm
tâm không khởi vọng, ấy là hiện thân thành Phật;
chẳng cần dụng tâm dụng lực, cũng chẳng cần tạo
tác thi vi, không nhọc một mảy may suy nghĩ nói
năng. Do đó, nói thành Phật là việc rất dễ dàng, rất
tự tại, đạt được là tại nơi ta, không phải cầu bên
ngoài. Tất cả chúng sanh trên thế giới này, nếu thật
không cam chịu trường kiếp trầm luân trong tứ
sanh lục đạo, hằng đắm chìm nơi bể khổ, muốn
thành Phật được thường, lạc, ngã, tịnh, phải tin lời
chân thật của Phật Tổ “buông hết tất cả, không
nghĩ nhớ thiện ác”, mỗi người khả dĩ liền đó thành
Phật. Chư Phật, Bồ-tát và lịch đại chư vị Tổ sư phát
nguyện độ hết tất cả chúng sanh, không phải là
không bằng cứ, đâu phải chỉ hứa nguyện suông.

Đã nói ở trên, pháp vốn như vậy, Phật Tổ lắm phen
dạy rõ căn dặn kỹ càng, là chân ngữ thật ngữ,
không một mảy hư dối. Phật do lòng đại từ bi không
nệ tất cả chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay mê
muội chìm đắm trong biển khổ sanh tử, vừa ra lại
vào, luân chuyển không dừng, mê lầm điên đảo,
trái tánh giác hợp vọng trần. Ví như vàng ròng bỏ
vào hầm phẩn, không những chẳng dùng được mà
lại nhơ nhớp quá lắm. Ngài bất đắc dĩ nói ra tám
muôn bốn ngàn pháp môn, tùy căn cơ chẳng đồng
của chúng sanh dùng đối trị tham, sân, si, ái v.v…
tám muôn bốn ngàn bệnh tập khí vi tế. Như vàng
đã dính các thứ nhơ nhớp, mới dạy người dùng
sạn, bàn chải, nước, vải v.v… để mài giũa, chùi rửa
nó. Sở dĩ Phật nói pháp, mỗi môn đều là diệu pháp,
đều có thể liễu thoát sanh tử, thành Phật đạo. Chỉ
có vấn đề hợp cơ hay không hợp cơ, không cần
phân biệt pháp môn cao hay thấp. Pháp môn lưu
truyền ở Trung Hoa rất phổ thông là Tông, Giáo,
Luật, Tịnh, Mật. Năm pháp môn này tùy căn tánh và
chỗ hứng thú của mỗi người thực hành môn nào
cũng tốt. Quan trọng là trong một môn được thâm
nhập, trải thời gian lâu không đổi thay, như vậy khả
dĩ thành tựu.

Về Tông môn chủ trương tham thiền, tham thiền cốt
“Minh tâm kiến tánh”, cần tham suốt được cái “bản
lai diện mục của mình”, nên nói: “Giác ngộ tự tâm,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.