địa chỉ ghi trên đó, Văn Thù viện.
Văn Thù viện được xây trong khu chợ, một ngôi chùa tiêu biểu ở Thành
Đô, một năm bốn mùa đều khói hương nghi ngút. Nhưng sáng sớm khi
Diệp Hiểu đến đó, cửa chùa vừa mở, vẫn còn chưa có mấy khách dâng
hương. Diệp Hiểu theo chỉ dẫn trên mảnh giấy đi đến đại điện, bỏ ra một
trăm lượng bạc đốt một cây nhang lớn, tăng ni phụ trách đón khách biết
tầng lớp của gã lập tức hỏi: “Thí chủ muốn cầu việc gì?”
“Ta muốn gặp Vĩnh Trí sư phụ.” Diệp Hiểu lắp bắp nói.
Nhà sư đón khách thoáng bất ngờ: “Vĩnh Trí sư phụ chỉ là nhà sư vân du
tạm ghé chân bản tự, chẳng có danh vọng gì. Thí chủ muốn làm pháp sự
hay hỏi việc quá khứ vị lai, Diệu Hương đại sư hay Diệu Vân đại sư của
bản tự đều là những cao tăng có tiếng ở Thành Đô.”
“Ta chỉ muốn gặp Vĩnh Trí sư phụ.” Diệp Hiểu kiên nhẫn bảo.
“Được rồi, thí chủ đi theo bần tăng!” Tri khách tăng nói đoạn đi trước
dẫn đường. Diệp Hiểu đi theo lão đến dãy thiền phòng ở hậu viện, lão chỉ
vào một gian cũ kỹ nói: “Vĩnh Trí sư phụ ở đây, ông ấy đang tụng kinh
sáng, thí chủ trực tiếp vào gặp là được, tiểu tăng xin cáo từ.”
Diệp Hiểu vội bước đến gõ cửa, nghe thấy bên trong vang lên một giọng
nói khàn khàn: “Mời vào.”
Diệp Hiểu đẩy cửa bước vào thì thấy trong thiền phòng có một nhà sư
già quần áo rách nát đang ngồi xếp bằng, đang lần tràng hạt tụng kinh. Diệp
Hiểu nhìn đối phương một lúc rồi mới do dự hỏi: “Xin hỏi đại sư có phải là
Vĩnh Trí?”
Thấy lão tăng gật đầu, Diệp Hiểu vội quỳ xuống đất, hạ giọng nói: “Tại
hạ muốn cầu đại sư làm cho một pháp sự.”
“Pháp sự gì vậy?”
“Siêu độ cho một người đi Tây phương cực lạc.”