nghe và có thời chị đã hạnh phúc xiết bao khi nghe Long thốt ra nó. Nhưng
giờ đây sao chị thấy vô vị, nhạt nhẽo, cả ghê tởm nữa.
- Cô đừng tưởng thấy tôi nhún mà làm cao - Long vùng dậy, phũ
phàng đẩy chị ra, mặc lại quần áo - Rồi cô sẽ phải ân hận.
Anh ta nói rồi đi ra phòng khách với điện thoại gọi nheo nhéo. Lát sau
đã thấy một chiếc taxi đỗ trước cửa.
- Cô tưởng tôi không biết hôm nay cô đi đâu chắc. Cô muốn biến tôi
thành thằng ngốc chứ gì. Cô cứ ở nhà mà nhâm nhi cái dĩ vãng tươi đẹp của
mình.
Long nói rồi trèo lên xe đóng sầm cánh cửa. Chiếc xe lao đi chỉ để lại
một vệt khói dài.
Long đi rồi, chỉ còn lại một mình trong ngôi nhà ba tầng vắng ngắt chị
lại thấy nhẹ nhõm. Chị biết đêm nay anh ta sẽ lại không về. Có thể vài ngày
tới cũng vậy. Long sẽ tìm vui trong rượu và bài rồi nhanh chóng quên đi tất
cả. Chỉ có mình chị phải đối mặt với sự thật. Phải chăng đó là cái giá chị
phải trả cho sự bồng bột. Hay đó là tiền kiếp được nói đến trong đường chỉ
tay định mệnh. Những lúc rơi vào bi kịch người ta thường hồi tưởng lại
những ngày tươi đẹp đã qua. Chị cũng vậy. Trong đầu óc chị những ngày
yên bình xưa trở lại như một cuốn phim. Và chị khóc.
Sự đổi thay của xã hội tác động đến từng gia đình dù ở thành thị hay
nông thôn. Trong hoàn cảnh chung đó, chị cùng nhiều cô gái khác sang Đài
Loan xuất khẩu lao động với mong muốn khi về sẽ có một lưng vốn kha
khá. Chỉ ba năm. Đó là khoảng thời gian không dài để hy sinh cho hạnh
phúc của gia đình. Hôm ra sân bay chị khóc nhiều, hai đứa con và cả anh
cũng khóc. Đó là hình ảnh cuối cùng về gia đình chị lưu giữ được khi bước
lên máy bay. Chỉ ba năm. Chị sẽ chăm chỉ làm việc, sẽ tạm gác mọi sự xa
cách nhớ nhung chờ đến ngày trở về. Chị yêu cái gia đình nhỏ bé của mình