THIỀN SƯ KHƯƠNG TĂNG HỘI - Trang 131

Ma sang Trung Hoa năm 520, và sau khi không thành công với Lương Vũ
Đế liền vượt sông sang Bắc Ngụy. Nhưng Tục Cao Tăng Truyện của Đạo
Tuyên lại viết: "Bồ Đề Đạt Ma ban đầu lên đất Nam Việt thuộc Tống, cuối
cùng vượt sông sang Ngụy." (Sơ liên tống cảnh Nam Việt, mạt hựu tỷ độ
chi Ngụy). Chữ Nam Việt ở đây có thể là Giao Châu hồi bấy giờ, cũng
thuộc Tống. Nhà Tống (420 - 447) tới trước nhà Tề (479 - 501). Nếu quả
thực Bồ Đề Đạt Ma đến Nam Việt vào cuối đời nhà Tống thì có thể ông đã
qua Lương đồng thời với lúc Đạt Ma Đề Bà qua Giao Châu. Có điều là sau
này Bồ Đề Đạt Ma ở Trung Hoa trở nên rất nổi tiếng, trái lại Đạt Ma Đề Bà
ở Giao Châu thì sử sách lại rất ít nói đến. Điều này có thể do hai lý do: lý
do thứ nhất là sử liệu Việt Nam về thời Bắc thuộc vì binh hỏa loạn lạc đã
không còn gì được giữ lại, thư tịch Trung Hoa cũng hầu như không nói gì
về Giao Châu trong thời đại này; lý do thứ hai là vì thiền học Nam Phương
chú trọng hoàn toàn đến thực hành và có khuynh hướng thần bí, ít chú
trọng về vấn đề ghi chép lịch sử và về sự phân tông lập phái, và nhân vật
Bồ Đề Đạt Ma đã được thổi phồng lên một cách quá đáng.

Tăng Hội sang Nam Kinh vào giữa thế kỷ thứ ba để hoằng dương thiền
pháp; vào giữa thế kỷ thứ tư tại Trung Hoa có Đạo An cũng chú trọng về
thiền pháp, và cũng như Tăng Hội, bắt đầu chú thích những kinh về thiền
đã do An Thế Cao dịch, như An Ban Thủ Ý. Và cũng như Tăng Hội, Đạo
An đã nghiên cứu kinh Bát Nhã và hướng tới đại thừa hóa thiền học. Tiếp
theo Đạo An, vào cuối thế kỷ thứ tư và đầu thế kỷ thứ năm, có Huệ Viễn
cũng rất chú trọng về thiền học và sự sưu tầm thiền kinh. Khi Huệ Thắng từ
Giao Châu sang, thì tại đất Nam Kinh có nhiều Phật tử hâm mộ thiền học
rồi và chính những người này mới thấy rõ được giá trị của Huệ Thắng
(Thiền học giả kính mỹ - Tục Cao Tăng Truyện). Trong lịch sử phát triển
thiền học tại Trung Quốc, Giao Châu đã trực tiếp cống hiến ít nhất là hai
thiền sư: đó là Tăng Hội và Huệ Thắng vậy.

Từ Thông Biện thiền sư đời Lý cho đến nay, chúng ta có khuynh hướng cho
rằng thiền học là từ Trung Hoa truyền vào Việt Nam, lần đầu tiên do thiền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.