đang có mặt tại Giao Châu. Căn cứ trên lập trường Phật học, ông hỏi những
câu hỏi về tứ thư và ngũ kinh, về đạo Khổng và đạo Lão. Những nhà trí
thức kia trả lời không được, nhưng vẫn nghĩ rằng đạo Lão và đạo Khổng là
đạo cao, còn đạo Phật là đạo của những dân tộc kém văn minh, như Ấn Độ
chẳng hạn. Hồi đó người Hán cũng đã có cái mặc cảm tự tôn của Trung
Quốc, nước ở chính giữa, còn những nước chung quanh là những nước biên
địa. Lúc ấy Mâu Tử mới nói: "Đừng nói như thế. Đạo Bụt là một đạo siêu
tuyệt." Vì vậy ông đã viết một cuốn sách để trả lời lại những câu chất vấn
của giới trí thức nhà Hán. Đó là cuốn sách đầu tiên về Phật học viết bằng
tiếng Hán. Cuốn sách đó tên là Mâu Tử Lý Hoặc Luận. Luận tức là một
thiên khảo luận. Hoặc tức là những điều nghi ngờ. Lý tức là giải đáp. Giải
đáp những nghi ngờ về đạo Bụt. Cuốn sách đầu tiên về đạo Bụt bằng chữ
Hán này được viết tại Giao Châu. Cuốn sách này đến nay, vẫn còn lại trong
Đại tạng kinh. Sách đã được dịch ra tiếng Pháp và tiếng Anh. Sách Mâu Tử
Lý Hoặc Luận được sáng tác vào thế kỷ thứ IỊ Sách nói rằng người xuất gia
bây giờ đông quá và có những người không giữ giới, có người ăn thịt, có
người uống rượu. Chúng ta biết rằng khi số lượng người xuất gia quá đông
đảo thì mới sinh ra những tệ hại như vậy. Sự kiện Mâu Tử học Phật và viết
sách ở tại Giao Châu chứng tỏ Giao Châu là một trung tâm đạo Bụt rất
phồn thịnh. Tới thế kỷ tiếp, tức là thế kỷ thứ III, thì thiền sư Tăng Hội lớn
lên. Ông xuất gia tại Giao Châu, học Bụt tại Giao Châu, học tiếng Phạn tại
Giao Châu và dịch kinh ở tại Giao Châu, rồi sau đó đi sang nước Đông Ngô
truyền đạo. Điều đó cũng chứng tỏ rằng trung tâm Luy Lâu là một trung
tâm đạo Bụt phồn thịnh.
Cao Tăng Truyện, một cuốn sách nói về các vị cao tăng xuất hiện ở Trung
quốc có nói rằng khi thiền sư Tăng Hội tới Kiến Nghiệp, tức là kinh đô của
nước Ngô, thì chưa có một vị tăng sĩ nào tới đó hết. Lần đầu tiên người
Ngô thấy hình dáng của một vị tu sĩ Phật giáo. Trong thời loạn lạc ấy, nước
Tàu được chia ra làm ba nước, gọi là thời tam quốc. Nước ở miền Bắc được
gọi là Bắc Ngụy. Nước ở miền Nam gọi là Đông Ngô. Nước ở miền Tây
gọi là Tây Thục. Giao Châu nằm ở miền Nam, vì vậy phải thần phục Đông