muối, ăn chừng nào lại khát chừng đó. Kế đến là giận hờn. Khi tham đắm
thì tâm mình không an, không có tự do. Khi giận hờn cũng vậy, ta cũng
không có sự an tâm, không có tự do. Tiếp theo là mê ngủ. Có nhiều người
ham ngủ. Ham ngủ là một trở lực rất lớn cho thiền tập. Phải làm thế nào để
ngủ bớt lại. Thứ tư là lăng xăng hối hận, dịch từ chữ trạo hối. Lăng xăng là
không yên. Ngồi không yên, đứng không yên... Có một năng lượng gì thúc
đẩy mình. Gọi là lăng xăng (trạo cử). Hối hận là một cái gì cắn rứt lương
tâm, bám sát theo mình, làm cho mình hết an vui, không còn tự do để thực
tập nữa. Hối là một trong bốn tâm sở bất định. Hối hận có thể là một tâm sở
thiện trong trường hợp nó giúp mình phát nguyện là từ rày về sau không
làm như vậy nữa. Nếu hối hận mà cứ bám sát để ám ảnh mình, không cho
mình tu tập gì được nữa thì đó là một tâm sở bất thiện.
Yếu tố ngăn che thứ năm là nghi ngờ. Khi ta có sự nghi ngờ trong tâm thì ta
mất hết an lạc và tự do, và vì thế ta không thể đi vào thiền được. Vậy thì
danh từ uế ác mà thầy Tăng Hội dùng trong câu đầu, trước hết có nghĩa là
những nội kết, những kết sử trong tâm. Tiếp đến là năm yếu tố có tác dụng
ngăn che, cản trở, không cho mình thành công trong thiền tập. Năm cái đó
là tham đắm, giận hờn, mê ngủ, lăng xăng hối hận và nghi ngờ.
Bây giờ chúng ta hãy đọc bài tựa kinh An Ban Thủ Ý: "Thiền có nghĩa là
loại trừ." Loại trừ (elimination) là một từ rất quan trọng. Trong truyền
thống, các vị tổ sư ngày xưa dùng định nghĩa này rất nhiều. Có nhiều Tổ
dùng chữ đốt cháy. Loại trừ bằng cách đốt cháy. Khi mình hội đủ những
điều kiện gọi là các thiện pháp rồi, thì mình có thể làm công việc gọi là loại
trừ, hay là đốt cháy. Loại trừ và đốt cháy đây, là loại trừ những cấu uế trong
tâm, những phiền não, tập khí và nội kết trong tâm. Tổ Tăng Hội cũng ưa
định nghĩa thiền là loại trừ. Chúng ta hãy tưởng tượng một cái thấu kính,
tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Ánh sáng quy tụ lại một điểm. Khi ta để một ít
bùi nhùi đúng vào điểm này thì bùi nhùi bốc cháy. Ở đây cũng vậy, khi ta
dùng năm thiện pháp làm thấu kính thì chúng ta có thể tạo thành ra một sức
mạnh, một ngọn lửa, gọi là lửa tam muội. Nếu chúng ta dùng tâm nhất cảnh