thầy Tăng Hội viết bài tựa kinh An Ban Thủ Ý này, thì giáo lý Duy Thức
chưa được đem ra giảng dạy. Lúc bấy giờ đã có một số kinh đại thừa xuất
hiện. Chúng ta biết chắc thầy Tăng Hội đã được đọc kinh Bát Nhã, tại vì
chính thầy đã dịch Tiểu Phẩm Bát Nhã, tức là Đạo Hành Bát Nhã, có tám
nghìn câu. Và thầy đã được đọc kinh Pháp Hoa. Thầy cũng đã được đọc
những kinh đầu của hệ Hoa Nghiêm, ví dụ kinh Thập Địa. Thầy đã biết tới
giáo lý trùng trùng duyên khởi của kinh Hoa Nghiêm. Điều này chúng ta
thấy rõ khi chúng ta đọc bài tựa kinh An Ban Thủ Ý. Vào thời thầy Tăng
Hội, những kinh như kinh Thắng Man, kinh Đại Niết Bàn, kinh Lăng Già...
chưa xuất hiện. Chúng ta biết rằng những tác phẩm lớn như Duy Thức
Luận của Thế Thân và Nhiếp Đại Thừa Luận của Vô Trước, anh ruột của
ngài Thế Thân, cũng chưa có. Tại vì các vị này sống ở thế kỷ thứ V. Vì vậy
chúng ta rất ngạc nhiên thấy tư tưởng Duy Thức đã có mặt trong giáo lý
của thầy Tăng Hội vào đầu thế kỷ thứ IIỊ Đoạn mà chúng ta vừa đọc nói về
đại viên cảnh trí, tức là trí tuệ do thức A- lại-gia trở thành, khi thức này đã
gột sạch được vô minh phiền não. Khi những phiền não đã được lấy đi, đã
được đốt cháy, đã được chuyển hóa thì thức A-lại-gia trở thành một tấm
kính rộng lớn, có thể soi thấu được mười phương. Nếu chúng ta đọc bài này
với ý thức về lịch sử thì chúng ta thấy rằng thầy Tăng Hội là một trong
những người đi tiên phong về Duy Thức. Tuy thầy không sử dụng các danh
từ A-lại-gia và đại viên cảnh trí, nhưng ý niệm về đại viên cảnh trí đã rất rõ
ràng. Chúng ta hãy đọc lại: "Lúc bấy giờ, tâm tư bừng sáng, còn sáng hơn
hạt châu minh nguyệt. Những tâm niệm dâm tà và ô nhiễm như bùn nhơ
bám vào tấm kính sáng đều được gột sạch. Tấm kính giờ đây đặt trên mặt
đất và ngửa mặt lên trời, thì không có cõi nào mà không chiếu tới." Chúng
ta có cảm tưởng là đang đọc kinh Hoa Nghiêm về trùng trùng duyên khởi.
"Trời đất rộng lớn vô cùng nhưng một tấm kính vẫn có thể thu nhiếp tất
cả." Đây không phải là tư tưởng Hoa Nghiêm thì là tư tưởng gì? Cái một
ảnh hiện cái tất cả. "Tâm ta bị các thứ cấu uế bao phủ cũng như tấm kính
lấm bùn kia, nếu được gặp minh sư trau chuốt dũa mài và lau sạch hết mọi
đất bùn và bụi bặm thì khi đem tâm ấy ra soi chiếu, không tơ hào nào là
không hiện rõ trên mặt kính." Ta có thể thấy được tất cả các cõi Phật trong