Trung Tâm Luy Lâu
Thầy đã thiết lập đạo tràng, huấn luyện đồ chúng và phiên dịch kinh điển
tại Giao Chỉ. Trung tâm hành đạo của thầy có thể đã được thiết lập ở chùa
Diên Ứng, còn gọi là chùa Dâu hay chùa Pháp Vân, ở thủ phủ Luy Lâu, tức
phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Chùa Pháp Vân dựng gần nha
môn của quan thái thú Sĩ Nhiếp, đã là một trung tâm hành đạo phồn thịnh
cho đến triều nhà Lý, dù rằng sau đó Luy Lâu không còn là thủ phủ của
Giao Châu nữa. Tăng sĩ người Giao Châu cư trú đông đảo ở đây và tu tập
hành đạo dưới sự hướng dẫn của thiền sư Tăng Hội. Tại trung tâm này cũng
có hai vị cư sĩ từ kinh đô Lạc Dương tỵ nạn chạy về, đó là Trần Tuệ và Bì
Nghiệp. Cả hai đều là đệ tử tại gia của thiền sư An Thế Cao ở Lạc Dương.
Thầy An Thế Cao là người An Tức (Parthia) cũng Bắc Ấn. Hồi đó bên nhà
Hán, người Hán chưa được phép xuất gia làm tăng sĩ. Chỉ ở Giao Châu mới
có tăng đoàn địa phương, ngoài một số ít tăng sĩ người Ấn độ. Hai vị cư sĩ
này đã mang theo về Luy Lâu một số kinh thiền do thiền sư An Thế Cao
dịch. Thầy Tăng Hội đã mời các vị này gia nhập vào ban nghiên cứu phiên
dịch và chú giải kinh điển của trung tâm Luy Lâu. Cư sĩ Trần Tuệ đã chú
giải kinh An Ban Thủ Ý. Thầy Tăng Hội đã đọc lại bản chú giải, thêm bớt,
và viết bài tựa. Bài tựa của kinh An Ban Thủ Ý, theo tài liệu chắc chắn, đã
được viết tại Giao Châu, và nhiều kinh khác mang tên thầy là dịch giả chắc
hẳn cũng đã được dịch tại Giao Châu. Truyền thống của thầy Tăng Hội
thành lập đã trở nên một thiền phái vững mạnh, tồn tại mãi tới đời Lý và
sau đó đến đời Trần mới hòa nhập cùng các thiền phái như Tỳ Ni Đa Lưu
Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường, v.v... vào thiền phái Trúc Lâm. Sách
Thiền Uyển Tập Anh có cho biết là người đại diện cho thiền phái Tăng Hội
ở thế kỷ thứ 12 là thiền sư Lôi Hà Trạch. Rất tiếc là ta không có tài liệu gì
thêm về thiền phái này. Tại Luy Lâu hồi ấy, giới trí thức nhà Hán về tỵ nạn
đông lắm và vì vậy giáo pháp của đạo Bụt đã phải được trình bày theo một
phương cách để người có Lão học và Khổng học có thể dễ hiểu và dễ tiếp