THIỀN SƯ KHƯƠNG TĂNG HỘI - Trang 6

nhận. Tác phẩm đầu tiên viết bằng chữ Hán về đạo Bụt đã được viết tại Luy
Lâu. Mâu Tử tác giả sách này đã mở đường cho công trình hoằng pháp theo
phương hướng ấy. Mâu Tử có thể đã là một trong những vị thân giáo sư của
thiền sư Tăng Hội. Tại trung tâm Luy Lâu, tăng sĩ người Giao Châu đã
được học hỏi cả kinh điển chữ Phạn và chữ Hán, đã phải học hỏi cả Lão
giáo và Khổng giáo để có thể hoằng pháp với giới trí thức. Thầy Tăng Hội
là một mẫu người lý tưởng cho giới xuất gia thời đó, bởi vì ngoài Phật học,
thầy còn lão thông Nho học, Lão học và những khoa học khác như đồ vỹ,
thiên văn, địa lý, v.v... Sử dụng Tứ thư và Ngũ kinh để diễn bày Phật học,
đó là việc rất thông dụng trong thời ấy. Có những danh từ Phật học mà sau
đó mấy trăm năm không còn được dùng, như danh từ Đức Chúng Hựu chỉ
cho Đức Thế Tôn, danh từ Tông Miếu chỉ cho tự viện, danh từ Đạo chỉ cho
Pháp và Bồ Đề, danh từ Tang Môn chỉ cho Sa Môn, danh từ vô ngô chỉ cho
vô ngã, danh từ vô vi chỉ cho Niết Bàn. Ngoài các thiền kinh căn bản như
kinh An Ban Thủ Ý, kinh Ấm Trì Nhập, kinh Pháp Cảnh, kinh Đạo Thọ,
kinh Niệm Xứ, kinh Tứ Thập Nhị Chương, còn có các kinh đại thừa như
kinh Đạo Hành Bát Nhã, kinh Lục Độ Tập. Tăng sĩ Giao Châu thọ trì 250
giới theo giới bản Thập Tụng của Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada), tuy
nhiên tất cả đều thực tập theo truyền thống đại thừa và tất cả đều ăn chay.
Lúc ấy chưa có giáo đoàn tỳ khưu ni. Các thầy còn quấn y tăng già lê, chưa
mặc áo tràng, vì áo tràng chỉ xuất hiện vào đầu đời Đường. Thầy Tăng Hội
sang Ngô cũng đắp y tăng già lê màu vàng. Chắc chắn là hồi ấy dân ta đã
gọi Buddha là Bụt, đã biết đọc tam quy ngũ giới và xưng tán tam bảo bằng
tiếng Sanskrit, cũng có thể đã biết tụng đọc bằng tiếng Việt. Các thầy đã
học hỏi và sử dụng các thiền kinh nguyên thỉ theo tinh thần đại thừa. Giáo
lý của thầy Tăng Hội chứng tỏ một cách rõ ràng khuynh hướng ấy. Giáo lý
Lục Độ là giáo lý đại thừa căn bản. Ngoài việc biên tập kinh Lục Độ Tập,
thầy Tăng Hội còn sáng tác Lục Độ Yếu Mục để làm sách giáo khoa cho
đạo tràng Luy Lâu.

Chùa Pháp Vân tại Luy Lâu là một đạo tràng hưng thịnh thực tập thiền học.
Đến thế kỷ thứ 6, khi thiền sư Vinitaruci vân du tới Giao Châu (562), ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.