· Thở vào thở ra mà thấy vạn vật đi qua không thể nắm bắt được thì cũng
tự biết.
· Thở vào thở ra mà thấy trong nội tâm không có vướng mắc thì cũng tự
biết
· Thở vào thở ra và buông bỏ tri giác thì cũng tự biết.
· Thở vào thở ra và buông bỏ ý niệm được về thân mạng thì cũng tự biết
· Thở vào thở ra mà chưa buông bỏ được ý niệm về thân mạng thì cũng tự
biết.
Ở đây chúng ta nên đặt ra một câu hỏi: kinh An Ban Thủ Ý mà thầy An
Thế Cao đã dịch do cư sĩ Trần Tuệ chú giải và do thầy Tăng Hội đề tựa đã
phát xuất từ học phái nào trong số mười tám học phái ở Ấn Độ? Nó có
những điểm đồng và một vài điểm dị so với các văn bản khác. Nhân tiện
đây chúng ta nên kiểm soát lại cách chúng ta thực tập trong khi ngồi thiền.
Trong kinh Quán Niệm Hơi Thở, chúng ta thấy rằng hơi thở đầu là thở vào
một hơi dài chúng ta biết là chúng ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một
hơi dài, chúng ta biết là chúng ta đang thở ra một hơi dài. Câu thứ hai là thở
vào một hơi ngắn, chúng ta biết là một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn,
chúng ta biết là một hơi ngắn. Nếu chúng ta theo trình tự ấy để thực tập thì
không tự nhiên. Thường thường khi mới thực tập thì hơi thở ngắn rồi mới
dài ra từ từ. Trong khi đó kinh An Ban Thủ Ý ở trong Hán Tạng (Tạp A
Hàm) bắt đầu như thế này:
· Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra.
Rồi hơi thở thứ hai là:
· Thở vào dài hay ngắn thì mình biết là dài hay ngắn. Thở ra dài hay ngắn
thì mình biết là thở ra dài hay ngắn.