thân tán thể, ra vào không ngăn cách, tồn vong tự do, sờ mó được cả mặt
trời mặt trăng, làm rung động cả đất trời, thấy suốt nghe xa, không có gì mà
không nghe không thấy." Chỉ có một điểm khác là kinh Tứ Thập Nhị
Chương nói những điều này về vị A La Hán, còn thầy Tăng Hội nói về vị
Bồ Tát, bởi vì thầy Tăng Hội xuất phát từ truyền thống đạo Bụt đại thừa, và
thầy thấy thầy có nhiệm vụ đại thừa hóa thiền học. "Tâm đã định, quán đã
minh, bồ tát đạt được nhất thiết trí, thấu được cả tình trạng khi chưa có trời
đất và chúng sanh, biết được cả tâm ý của chúng sanh hiện tại trong mười
phương, biết được những gì xảy ra từ khi chúng còn manh nha, thấy được
(sự luân hồi của) chúng sanh khi làm người, khi làm trời, khi đọa vào địa
ngục, ngạ quỷ, súc sanh, khi phúc đức hết thì tiếp nhận tội báo, khi tai ương
chấm dứt thì tiếp thọ hạnh phúc, nói tóm lại, không có điều gì xảy ra dù xa
cách mấy mà không hay biết. Đó là hạnh quả của thiền thứ tư." Trong đoạn
tới, thầy Tăng Hội nói về tầm quan trọng của thiền thứ tư, như là nếu không
có thiền thứ tư thì hành giả sẽ không đạt tới những quả vị lớn như quả vị
lục thông, ngũ thông và quả vị Bụt.
"Muốn đạt tới các quả vị nhập lưu, nhất lai, bất hoàn, a la hán hoặc quả vị
vô thượng chánh đẳng chánh giác chí chân bình đẳng của các vị Bụt thì
phải có thiền thứ tư." Đây là thầy chịu ảnh hưởng của một kinh mà chúng
ta đã trích dẫn trong đầu khóa tu, kinh đó đề cao tứ thiền. "Có rồi thì muốn
gì cũng được. Cũng như vạn vật đều do đất sinh, những quả vị từ ngũ thông
cho đến Như lai đều do thiền thứ tư mà thành tựu, cũng như mọi thành tựu
của con người chỉ có thể đứng vững trên đất". Đức Như lai cũng vậy (xưa
gọi là Đức Chúng Hựu) lại dạy: "Chúng sanh ở đời, kể cả thiên đế và các
bậc tiên thánh, dầu có trí khôn thông minh xảo diệu cách mấy mà không
biết kinh pháp, không đạt được định tứ khí thì vẫn còn bị liệt vào hàng ngu
mông." Định tứ khí là cái định có công năng từ từ buông bỏ phóng khí
những yếu tố không cần thiết. Định tứ khí tức là thiền thứ tư. "Đã đạt tới trí
tuệ mà còn một lòng quyết chí gần gũi độ đời, thì đó là thiền độ vô cực nhất
tâm của bồ tát vậy." Tới đây chúng ta nên nhắc lại rằng Tứ Thiền là giáo lý
có thể do các vị tổ sư đưa vào rất sớm trong lịch sử của đạo Bụt, có thể là