Buông Bỏ Để Có Thảnh Thơi Và An Lạc
Đoạn kế tiếp của bài văn này nói về Tâm. Tâm tánh của chúng sanh vốn là
sáng chói, vốn là minh diệu. Nhưng vì vọng tưởng, phiền não và khổ đau
mà ánh sáng đó bị che lấp. Vì vậy sự thực tập là làm sao cho ánh sáng của
tự tâm chiếu sáng trở lại, thì tự nhiên mình đạt tới hiểu biết.
"Ngày xưa có vị khất sĩ, sau khi thọ trai và tắm rửa, vào vùng đồi núi sâu
thẳm, dưới gốc cây ngồi thiền, xoa tay, cúi đầu, nhất tâm lắng niệm, dùng
tâm ý bên trong tiêu trừ năm thứ ngăn che. Sau khi năm thứ ngăn che đã
được tiêu diệt, tâm của vị này bừng sáng. Bóng tối đi lui, ánh sáng còn lại,
vị này mới quán chiếu và đoái hoài tới các giới nhân, thiên và các loài
chúng sanh bò, bay, máy, cựa, thương xót các loài này vì ngu hoặc mà còn
ôm lấy năm thứ ngăn che, khiến cho cái tâm sáng thiện tuyệt diệu của họ bị
ngăn chận (mà không phát khởi lên được). Khi ta tiêu trừ được năm thứ
ngăn che thì các thiện pháp sẽ cường thịnh lên, như người nghèo sau khi đã
trả hết được nợ cũ, nhờ khỏi cần trả nợ nữa cho nên ngày nào cũng đều có
lợi tức đi vào, tâm ý người ấy rất hoan lạc." Tư tưởng bản tâm sáng chói và
minh diệu là tư tưởng rất quan trọng. Sau này tư tưởng đó sẽ làm nền tảng
để thiết lập tư tưởng Phật tánh và tư tưởng Như Lai Tạng. Chúng ta cần biết
điều đó vì sau này có những kinh Đại Thừa xuất hiện nói về Như Lai Tạng
như kinh Bất Tăng Bất Giảm, Kinh Đại Niết Bàn, kinh Thắng Man Sư Tử
Hống và kinh Lăng Già. Căn cứ trên kinh Lăng Già mà chúng ta đã sử dụng
danh xưng Như Lai Tạng Thiền, thường gọi tắt Như Lai Thiền. Điều này ta
cũng phải biết sơ qua để sau này có thể nhìn rõ ràng hơn. Có Như Lai
Thiền, rồi mới có Tổ Sư Thiền.
Hình ảnh đầu tiên mà thầy Tăng Hội đưa ra là khi mình xa lìa được năm
thứ ngăn che, tà dục, giận hờn, thì mình là một người tự do không còn mắc
nợ nữa. Hình ảnh này rất hay. Chừng nào anh còn tham đắm, còn đam mê
một cái gì (như mê một bằng cấp), chừng nào anh còn giận hờn, còn oán