trách người ta, còn ganh tỵ hoặc nghi ngờ, chừng đó anh còn mắc nợ. Vì
vậy cho nên ta phải trả nợ hết cho rồi, vào dịp cuối năm, ta trang trải hết nợ
nần để trở thành một con người tự do.
"Như người nghèo sau khi đã trả hết được nợ cũ, nhờ khỏi cần trả nợ nữa
cho nên ngày nào cũng đều có lợi tức đi vào, tâm ý người ấy rất hoan lạc."
Chúng ta phải tự hỏi là mình còn mắc nợ hay không, nếu còn mắc nợ thì ta
phải lo trả nợ. Hình ảnh thứ hai: "Lại như kẻ nô lệ được trả tự do, khôi
phục được quyền công dân." Chúng ta biết ở Đông phương, cũng như ở
Tây phương, ngày xưa đều có chế độ nô lệ. Có nhiều người nghèo quá nên
phải bán con của mình để làm đầy tớ cho những nhà giàu. Đứa con ấy phải
làm việc hai mươi năm, ba mươi năm để trả nợ, rồi sau đó mới có tự do đi
cưới vợ, đi lấy chồng để lập thành một gia đình. Ở Tây phương cũng vậy, ở
bên Mỹ cho đến thời của Abraham Lincoln và Thomas Jefferson mà cũng
còn nô lệ. Khi những người nô lệ đó được trả tự do, được hưởng quyền
bình đẳng của một công dân thì họ rất sung sướng. Khi ta buông bỏ được
tham đắm, giận hờn và nghi kỵ thì ta cũng có hạnh phúc tương đương.
Ngày xưa ở Việt Nam đời Lý có một bà hoàng tên là Ỷ Lan. Xuất phát từ
giới dân giả, bà đã làm phụ tá chính trị cho vua Lý rất giỏi và đã thuyết
phục được vua bỏ tiền ra để chuộc những người nô lệ, trả tự do lại cho họ
và tìm cách dựng vợ, gã chồng cho họ.
Hình ảnh thứ ba: "Như người bị bệnh nặng được chữa lành, làm cho cả chín
họ mỗi ngày đều hứng khởi." Một người bị bệnh cứ nằm liệt giường năm
này sang năm khác, tháng này sang tháng khác, làm cho nhiều thế hệ trong
gia đình rầu rĩ. Đột nhiên một ngày nào đó có ông thầy giỏi tới chữa lành
bệnh cho ông ta và làm cho sự vui mừng tràn lan ra cả chín họ. "Như kẻ
trọng tội bị giam cầm nơi chốn lao tù được ân xá tìm lại tự do." Đây lại là
một hình ảnh khác. "Lại như kẻ đi biển chuyên chở châu báu vượt qua hiểm
nạn, về được tới nhà, thấy lại người thân, niềm vui vô lượng." Thầy Tăng
Hội rất chú trọng đến công phu thực tập để buông bỏ được năm sự ngăn
che gọi là Ngũ Cái. "Khi tâm ta còn ôm ấp năm thứ ngăn che thì ta còn khổ