“Tôi không biết bà ấy đi đâu,” anh ta nói. “Gần đây bà ấy gửi cho tôi
mộtgói trà xanh qua người bán rượu gạo để cám ơn vì tôi đã giới thiệu bà
ấy với Hân Nhiên. Bà ấy nói rằng hy vọng cô sẽ kể cho mọi ngươi nghe câu
chuyện của bà ấy. Từ đó đến nay tôi chưa gặp lại bà ấy.”
Tôi quyết định làm như Thư Văn yêu cầu và kể lại câu chuyện của bà,
nhưng tôi thấy mình làm việc đó chẳng dễ dàng gì. Đây là một thời kỳ lịch
sử đã khép lại. Trước khi có thể hiểu ý nghĩa của những điều Thư Văn kể,
tôi cần biết thêm quá điều nhiều về Tây Tạng. Tôi bắt đầu đọc cật lực ,và
phỏng vấn những người từng sống ở phía Đông Tây Tạng hoặc những
người biết về đất nước này. Nhưng mãi đến năm 1995, khi trở lại Tây Tạng
để làm một bộ phim tài liệu, tôi mới cảm thấy bắt đầu hiểu được sống ở đó
là như thế nào. Tôi và bốn nhà quay phim lặng người trước sự hoang vu của
phong cảnh nơi này, cơn gió vô hình quét qua vùng đất cằn cỗi, bầu trời cao
trải ra vô tận, và sự tĩnh lặng tuyệt đối. Trí óc và tâm hồn tôi cảm thấy như
trống trơn không vướng bận. Tôi mất hết cảm giác về nơi tôi đang đứng,
hay về nhu cầu nói chuyện. Những từ đơn giản mà Thư Văn đã dùng như –
“lạnh”, “màu sắc”, “mùa”, “mất mát” – có một sức truyền cảm mới.
Khi viết về câu chuyện của Thư Văn, tôi cố hồi tưởng lại hành trình từ
Trung Quốc đến Tây Tạng vào những năm 1950 của bà – để thấy những gì
bà đã thấy, cảm nhận những gì bà đã cảm nhận, nghĩ những gì bà đã nghĩ.
Đôi khi tôi chìm đắm quá đến nỗi không nhìn thấy đường phố, cửa hiệu và
xe điện ngầm ở London – hoặc chồng tôi đang đứng cạnh tôi, tay cầm cốc
trà xanh. Tôi vô cùng hối tiếc khi đã để Văn ra đi mà không nói cho tôi biết
có thể gặp lại bà bằng cách nào. Sự biến mất của bà tiếp tục ám ảnh tôi. Tôi
tha thiết mong mỏi rằng cuốn sách này có thể đưa bà trở lại gặp tôi và rồi bà
sẽ biết rằng mọi người trên khắp thế giới đang đọc về cuộc đời và tình yêu
của bà.