quanh khán giả để ban phúc. Văn chẳng biết điệu múa có ý nghĩa gì, nhưng
bà rất hồ hởi trước những mình tháy.
Bà quay lại quan sát đám đông để xem liệu các khán giả cũng ngây ngất
khi chiêm ngưỡng sự giao hòa kỳ diệu này giữa thế giới con người với thế
giới tâm linh giống như bà không. Kinh ngạc, bà nhận ra một số gương mặt
người Trung Quốc. Tim bà như ngừng một nhịp khi bà thấy màu xanh
dương, đen và xám quen thuộc của so quần họ giữa những y phục sặc sỡ
nhiều màu của người Tây Tạng. Mặc dù bản năng mách bảo bà hãy chen
lấn qua đám đông để tiến về phía họ, nhưng bà thấy ngợp trước khoảng
cách xa xôi ngăn cách bà với cái thế giới mà bà từng lìa bỏ. Đã nhiều năm
nay bà không thốt ra lời một từ Trung Quốc nào. Liệu bà có thể nào còn lên
tiếng trò chuyện với họ không?
Bà cẩn thận len mình giữa biển người, cố tìm một nhóm người Trung
Quốc nào xem ra có thể đến gần. Khi nhìn thấy một phụ nữ trạc tuổi mình
đang hăng hái bàn bạc với các bạn về buổi lễ, bà lại gần bà ta, cúi đầu.
“Xin lỗi,” bà nói. “Tôi hỏi chị một câu được không?”
Những lời đó từ miệng bà phát ra nghe thật lạ.
“Chị nói được tiếng Trung à?” người phụ nữ hỏi, rõ là ngạc nhiên khi
thấy một người trông như người Tây Tạng nhưng lại nói được ngôn ngữ của
bà ta.
“Tôi là người Trung Quốc,” Văn buồn bã nói. “Nhưng tôi sống ở Tây
Tạng từ năm 1958 tới giờ.”
Làm sao giải thích được những điều đã xảy đến với bà.
Người phụ nữ và đám bạn bà ta sửng sốt. Họ tới tấp hỏi Văn một thôi
một hồi.
“Làm sao bà tới đây được? Bà bị bắt giam à?”
“Chị học nói tiếng Tây Tạng hồi nào vậy?”
“Bà có sống với người Tây Tạng không? Họ cư xử với bà thế nào?”
“Gia đình chị có ở đây không?”
Một người đàn ông trong nhóm đề nghị mọi người nên tìm một chỗ yên
tĩnh để nói chuyện, tách khỏi đám đông.