Trong khi Văn ngắm ngựa của Ge’er đi xa dần, theo sau là Bát và
Zawang, bà tự hỏi liệu có bao giờ mình sẽ gặp lại họ không. Cả phần đời
còn lại cũng không đủ cho bà có thời gian đền đáp tất cả những gì Ge’er và
gia đình ông đã làm cho bà. “Án ma ni bát mê hồng” bà thì thầm trog hơi
thở giữa lúc những bóng người biến mất vào rặng núi.
Chính là ở ngọn núi thứ chín nơi họ tìm ra thông điệp của Zhuoma.
Ngọn núi đầy những tảng đá mani chồng chất, trên đó có khắc những bài kệ
mani và nhiều đoạn kinh phật.
“Đó là kinh Kim Cang,” Thiên An Môn nói. “Cứ mỗi ụ đá là một
chương kinh.”
“Tôi sờ vào được không?” Văn hỏi.
“Được,” Thiên An Môn đáp. “Khi đặt ngón tay vào các chữ, chị sẽ cảm
nhận được sự có mặt của các linh hồn.”
Trong một lát, hai người tách nhau ra, tha thẩn đi quanh các ụ đá, đọc
những lời kinh được lưu giữ trong đá. Khi Văn ngắm nhìn chúng, bà cố
hình dung không biết bao nhiêu thế hệ bàn tay đã khắc nên những chữ
thiêng kia, chồng chất chúng trên ngọn núi này để được lưu giữ suốt hàng
ngàn năm. Bỗng Thiên An Môn gọi to. Văn quay lại. Ông đứng đó, vừa vẫy
vẫy một cái khăn khata màu trắng mà ông rút xuống từ dãy phướn cầu
nguyện phất phơ trong gió vừa kêu lên cái gì đó không thể nghe ra. Khi
Văn lại gần ông, đi xuống con dốc, hầu như ông quá xúc động không nói
được. Bà cầm lấy cái khăn từ tay ông. Trên đó có ghi một câu giản dị:
“Zhuoma đang tìm Thiên An Môn. Bà ấy dợi ông ở ngọn núi kế cận, gần
chỗ lều thợ đẽo đá.”
Tim họ như muốn bật ra khỏi miệng trong khi họ giục ngựa phi về phía
ngọn núi kế cận. Thông điệp đó nằm đây bao lâu rồi? Zhuoma có đợi được
không? Họ đi mất nhiều ngày. Khi đến được chân núi, họ thấy ở đằng xa
túp lều của thợ đẽo đá, bên trong có dáng người một phụ nữ trông như
tượng. Khi ngựa của họ phóng ầm ầm về phía người đó, bà ta quay lai. Ấy
là Zhuoma.
Mãi một hồi lâu cả ba người đứng lặng. Trong cơn cảm xúc trào dâng,
họ không nói được lời nào. Văn xuống ngựa, ôm lấy người bạn đã hai mươi