nghiệm, nghiên cứu những thứ đó còn tốn nhiều thì giờ và công sức hơn là để
học đại số học cho hoàn hảo, và, vì không ai muốn tìm hiểu sâu các biểu
tượng tối tăm kia bằng thì giờ tốt hơn là dùng để phát minh các định luật số
học, cho nên ông Sariette vẫn là con người duy nhất có khả năng lần mò ra
được trong các cách xếp đặt của ông ta, và kết quả là nếu không có sự giúp
đỡ của ông, ta sẽ không thể lần tìm được cuốn sách mình cần trong số ba trăm
sáu mươi nghìn quyển sách giao cho ông trông nom. Kết quả của bao nhiêu
công phu bỏ ra là như vậy đó.
Tức in Folio - cỡ sách in to nhất, giấy nguyên tờ chỉ gấp ba hoặc gấp đôi, thành bốn hoặc sáu trang.
Ông ta chẳng những không phàn nàn tí nào, mà trái lại, ông ta thấy thỏa
mãn vô cùng.
Ông Sariette yêu cái thư viện của ông. Ông yêu nó bằng một tình yêu
thiết tha. Hằng ngày, ông tới đó từ bảy giờ sáng, và ở đó, trên một bàn giấy
lớn bằng gỗ đào hoa tâm, ông liệt kê sách vào thư mục. Phiếu do ông viết tay
ních đầy cái tủ hồ sơ đồ sộ dựng đứng gần bên ông và trên nóc có bức tượng
bán thân bằng thạch cao Alexandre d’Esparvieu tóc bay lộng gió, con mắt
nhìn uy nghi, hai chòm tóc nhô bên mang tai như Chateaubriand
, miệng tròn
xoe, ngực để trần. Đúng lúc chuông điểm mười hai giờ trưa, ông Sariette đi
ăn bữa trưa ở phố Vịt Con
chật hẹp và tối tăm, ở cửa hàng bán đồ ăn nhẹ
Bốn Giám Mục, nơi mà Baudelaire
, Théodore de Banville
, Charles
Asselineau
, Louis Ménard
và một đại nhân Tây Ban Nha người đã dịch
Những bí mật thành Paris
sang tiếng của những conquistador
, thường hay
lui tới. và những con vịt cái bì bõm đến xinh trên tấm biển cũ kỹ bằng đá đã
thành tên cho cả dãy phố cũng nhận ra ông Sariette.