tiễn ông về, sau khi nói những lời để lộ ra một nỗi thương hại độc ác như sau:
- Đừng lo lắng làm gì, ông Sariette hiền hậu ơi, và ông hãy tin chắc rằng
sách sáng hôm nay vẫn ở yên chỗ ông đặt hôm qua thôi.
Ông Sariette điểm đi điểm lại đến hai chục lần, không tìm ra cái gì cả và
do đó cảm thấy lo âu đến nỗi mất ngủ. Hôm sau, đúng bảy giờ, khi bước vào
căn phòng có những bức tượng bán thân và những hình cầu, ông thấy mọi thứ
đều trật tự đâu vào đấy và thở dài một cái nhẹ nhõm. Rồi bỗng nhiên tim ông
đập tưởng như đến vỡ mất, ông vừa mới thoáng thấy một cuốn sách khổ
13x19 khâu chỉ, một quyển sách hiện đại, có kẹp con dao bằng gỗ hoàng
dương để rọc trang đặt nằm trên mặt đá lò sưởi. Đó là một thiên nghị luận về
hai bản dịch liền nhau của kinh Sáng thế ký, tác phẩm bị ông Sariette liệt trên
gác kho, chưa hề bao giờ được lôi ra, vì cho đến lúc đó chưa có ai chung
quanh ông d’Esparvieu lại hiếu kỳ đã phân biệt đâu là tính chất độc thần chủ
nghĩa và đa thần chủ nghĩa của người biên soạn trong cấu tạo quyển đầu
sách thánh. Quyển sách đó mang ký hiệu
và sự thật buồn lòng này bỗng làm cho ông Sariette nhận ra rằng cách
đánh số khôn khéo đến đâu cũng không giúp ta tìm thấy một quyển sách
không còn nằm nguyên chỗ nữa. Những ngày tiếp sau đó, trong một tháng
ròng, trên bàn chất đầy những sách in tiếng Hy Lạp và tiếng La tinh lẫn lộn
với tiếng Hebrew. Ông Sariette tự hỏi hay là những kẻ gian đã lọt vào phòng
bằng cửa sổ trên mái nhà để ăn trộm những cuốn sách quý hiếm nhất đã gây
ra những vụ xô dịch ban đêm đó. Nhưng ông không phát hiện được một tí
dấu vết cậy phá nào và mặc dầu ra công soát xét rất kỹ vẫn không hề thấy
mất một thứ gì. Đầu óc ông rối loạn khủng khiếp và ông tự hỏi hay là một