rồi, Maurice không ngủ được nữa, không ăn, không yêu, không sống nữa rồi.
Anh không có một giây phút nào nghi ngờ gì về tính chất cuộc thăm viếng
buổi sáng sớm mà anh được tiếp. Trông thấy quan cảnh sát tư pháp, tất cả các
giác quan của anh cảm thấy một sự bình tĩnh bất ngờ. Hôm đó, Arcade không
đến ngủ ở căn hộ của anh. Maurice yêu cầu quan cảnh sát đợi anh, và ăn mặc
chỉnh tề, rồi đi theo quan tư pháp vào trong chiếc xe taxi đỗ ngay trước cửa.
Anh được hưởng một sự thanh thản hầu như không giảm sút tí nào khi cánh
cửa xép của Đề lao
khép lại sau lưng anh. Ở một mình trong phòng giam,
anh trèo lên bàn để nhìn ra ngoài. Anh thoáng thấy một góc trời xanh và mỉm
cười. Sự bình tĩnh của anh là do tâm trí mệt mỏi, giác quan tê bại và do anh
không còn lo sợ bị bắt nữa. Những tai họa của anh truyền cho anh một sự
hiền minh ưu việt. Anh cảm thấy bản thân được cảm thụ thiên ân. Anh không
tự đánh giá cao cũng không tự khinh miệt quá và trao quyền xét xử mình vào
bàn tay của Chúa. Không muốn che đậy những sai trái của mình, mà chính
anh cũng không tự giấu mình, anh tâm niệm khẩn cầu thượng đế để xin người
xét cho rằng nếu anh đã sa vào sự phóng đãng và sự phản loạn, thì chính là để
lôi kéo trở về chính đạo thiên thần lạc lõng của anh. Anh ngả lưng trên ghế
nằm và ngủ bình yên.
Cửa xép của Đề lao (le guichet de la Conciergerie): trong những tòa nhà của tòa án Paris có xây ẩn bên
trong một nhà giam nổi tiếng gọi là Conciergerie, vốn xưa kia là nhà của người gác cổng (concierge),
dịch là Đề lao để phân biệt với nhà tù xây riêng biệt. Cửa xép là một cửa nhỏ, trỏ vào cửa lớn.
Nghe tin bắt bớ một nữ ca sĩ và một người con nhà tử tế, Paris và các
tỉnh
cảm thấy một sự ngạc nhiên nặng nề. Bị xúc động bởi những cảnh
tượng bi thảm mà báo chí lớn trình bày cho họ, dư luận đòi hỏi pháp luật lôi
ra pháp đình những tên vô chính phủ hung dữ, nghi ngút và ròng ròng những