Nàng làm mệt mỏi bà Raquin bằng nỗi tuyệt vọng sụt sùi nước mắt của
mình. Người bại liệt đối với nàng trở thành trở thành một vật dụng hàng
ngày. Nàng sử dụng bà như một thứ ghế ngồi để cầu kinh, thứ đồ vật mà
với nó nàng có thể không e ngại thú nhận tội lỗi và cầu xin tha thứ. Từ lúc
nàng cảm thấy nhu cầu được khóc lóc, được khuây khoả trong tiếng thổn
thức, nàng quày gối trước mặt người liệt, và ở đó, nàng kêu la, nghẹn ngào,
một mình diễn xuất cảnh sám hối, nó giúp nàng nguôi ngoai trong thân xác
rã rời.
- Con là đứa khốn nạn – nàng ấp úng – con không xứng đáng được ân
huệ. Con đã lừa dối mẹ, đã đẩy con trai mẹ đến cái chết. Sẽ không bao giờ
mẹ tha thứ cho con…Nhưng dù vậy nếu mẹ đọc được trong lòng con những
nỗi hối hận nát lòng, nếu mẹ biết con đau đớn đến chừng nàom, có thể mẹ
sẽ rủ lòng tới xót…Không, không phải thương xót dành cho con. Con
muốn được chết như vầy dưới chân mẹ, bị nghiền nát bởi nhục nhã và đau
khổ.
Nàng cứ thế nói trong suốt nhiều giờ liền, từ nỗi tuyệt vọng đến niềm hy
vọng, tự kết án mình rồi tự tha thứ cho mình. Nàng dùng giọng nói của một
cô gái bệnh hoạn, khi thì cộc lốc, lúc lại than vãn, nàng nằm bẹp xuống nền
gạch rồi sau đó đứng lên, phục tùng mọi ý nghĩ hạ mình và kiêu kỳ, ăn năn
hay phản kháng diễn ra trong đầu. Đôi lúc nàng quên mất mình đang quỳ
trước mặt bà Raquin, nàng tiếp tục lời độc thoại trong cơn mê. Khi đã
muốn ngất hẳn đi vì những lời lẽ của chính mình, nàng lảo đảo chồm dậy,
ngây dại, rồi bước xuống cửa tiệm, bình tĩnh trở lại, không còn sợ bật ra
những tiếng nức nở kích động trước mặt khách hàng. Khi một nhu cầu ăn
năn mới lại phát sinh, nàng vội leo trở lên rồi lại quỳ gối dưới chân người
bại liệt. Và cảnh tượng đó diễn ra mười lần mỗi ngày.
Thérèse không bao giờ nghĩ rằng nước mắt và sự giãi bày niềm hối hận của
nàng lại có thể đè nặng người cô nỗi lo buồn khôn xiết. Sự thật là nếu phải
nghĩ ra một nhục hình để hành hạ bà Raquin, chắc chắn không có nhục hình
nào đáng khiếp sợ hơn tấn hài kịch sám hối mà đứa cháu gái của bà diễn