một câu sáo rỗng, “gọi cho chú dì nếu cháu cần thứ gì”, trước khi lên
máy bay để về nhà. Cô chỉ có một mình. Tiền vay mua nhà đã được trả
bằng tiền bảo hiểm nhân thọ của ba mẹ cô, còn dư một ít tiền lẻ cho cô
dồn vào tiền để dành học đại học, vì vậy cô không gặp phải khó khăn
tài chính nào.
Khó khăn về mặt tinh thần thì có. Bị cắt đứt mối liên hệ gia đình
một cách quá đột ngột là một cú sốc to lớn khó chịu đựng nổi. Trong
khoảng một năm, cô hầu như chỉ ở trong nhà, đôi khi nói chuyện với
bạn bè, nhưng dần dần liên lạc cũng giảm đi xuống gần bằng không.
Cô không muốn rời khỏi nơi cuối cùng mà cô thấy an toàn trên trái đất
này. Cô không muốn giao thiệp xã hội. Cô thậm chí không còn cười dù
cho có ngồi vài giờ trước TV xem vài bộ phim sitcom về một phiên
bản phi hiện thực và đôi khi méo mó của cuộc đời trước đây của cô,
trước khi ba mẹ cô chết trong một đống thép và nhựa méo mó.
Cuối cùng bạn bè cô cũng ngừng gọi hẳn. Một cách chập chạp
nhưng chắc chắn, cô bắt đầu kéo bản thân ra khỏi vực thẳm. Ba mẹ cô
hẳn sẽ không muốn cô chìm trong đau khổ, không muốn cô ngừng
sống cuộc sống của cô bởi cuộc sống của họ đã kết thúc. Ba mẹ đã
nghiên cứu các trường đại học cùng với cô, trò chuyện về hướng đi cô
muốn chọn, về những sở thích mà cô có thể theo đuổi làm nghề
nghiệp. Thế là, ở tuổi mười chín, cô bắt đầu lần mò tìm đường trở lại
với thế giới thực, thông qua những lá đơn xin vào đại học. Trước vụ
tai nạn, cô thực sự muốn học ở Southern Cal, để ở gần nhà, và bởi vì
căn nhà giờ đã được trả tiền xong, thì đó dường như vẫn là lựa chọn
hợp lý nhất. Không dễ bắt ép bản thân ra khỏi cái kén của mình,
nhưng cô đã làm được. Bạn bè từ thuở cấp ba có thể dần mất đi, nhưng
một khi cô bắt đầu thực sự sống lần nữa, cô có thêm bạn bè mới ở đại
học. Khôi hài là họ cũng từ từ rơi rụng đi mất, ngoại trừ vài ba email
hay thiệp giáng sinh thỉnh thoảng gửi đến – có lẽ là mỗi năm một lần.
Không có liên lạc gì từ chú Ted và dì Millie, và cô đã cảm thấy
buồn trong một khoảng thời gian. Nhưng giờ thì, họ thậm chí còn