chín tuổi, ba mẹ dẫn cô tới nhà ông bà ở Colorado dịp Giáng sinh,
tuyết năm đó rất đẹp.
Luôn có vài ký ức nào đó cho mỗi năm, cho tới năm năm trước.
Cô đi vòng quanh bức tường trong trí nhớ của cô, cảm nhận rằng nó
ở đó nhưng sợ hãi không dám giật bức tường xuống, bởi vì bất cứ thứ
gì nằm sau mấy bức tường ấy sẽ gây ra những cơn đau đầu và buồn
nôn. Năm năm trước, không có gì cả.
Bốn năm trước, không có gì cả.
Ba năm trước, đột nhiên cô sống ở đây, và làm việc tại Becker, làm
theo lịch trình đơn điệu hàng ngày như thể cái khoảng trống hai năm
đó trong cuộc đời cô không hề tồn tại.
Liệu một khối u có thể khiến người ta mất trí nhớ theo cách được
khoanh vùng rõ ràng như vậy không? Không phải là nó thường lỗ chỗ
và phải dính cả mấy ký ức gần hơn sao? Ký ức ngắn hạn là khó lưu
giữ nhất – cho nên mới gọi là “ngắn hạn”. Nhưng chuyển nhà đến một
khu khác và vào làm một công việc mới là những chuyện quan trọng
và sẽ nhảy qua khu ngắn hạn để đi thẳng vào ngân hàng ký ức dài hạn.
Có vài thứ đơn giản là như vậy.
Cô chuyển nhà từ đâu?
Cô nhớ cái đó. Lúc trước cô sống ở Chicago. Cô chuyển tới đó khi
cô hai mươi ba.
Ngoại trừ… có thể cô đã không chuyển nhà thẳng từ Chicago tới
đây. Cô không nhớ. Chuyện gì đã xảy ra trong khoảng thời gian hai
năm đó mà đã xoá ký ức của cô về chúng? Và cái quái gì đã xảy ra với
khuôn mặt của cô?
Đột nhiên cô nghĩ ra một cách giúp cô xác minh rằng gương mặt cô
không phải của cô, một khái niệm nghe cực kỳ quái lạ. Tay nắm lấy
thành bồn rửa mặt trong phòng tắm, cô lôi người dậy đứng trên hai
chân và nhìn vào gương mặt không phải của mình. Trường hợp hy hữu
là cô đã gặp phải một tai nạn khủng khiếp nào đó và phải trải qua một