THỜI NIÊN THIẾU KHÔNG THỂ QUAY LẠI ẤY - Trang 168

rỡ của cậu ấy biến mất? Điều gì đã làm cậu ấy không còn nổi bật nữa?
Chẳng lẽ cậu ấy lại thành “Thương Trọng Vĩnh” thứ hai?

“Thương Trọng Vĩnh” là tên một bài văn xuôi của Vương An Thạch, nhà

chính trị, nhà văn của Trung Quốc thế kỉ XI.

Bài văn kể rằng, tác giả gặp một thần đồng tên là Thương Trọng Vĩnh,

Năm 5 tuổi, Thương Trọng Vĩnh đã có thể sáng tác ra bài thơ rất hay, bố
Vĩnh rất vui mừng, thường dẫn Vĩnh tham gia các hoạt động xã giao để
kiếm lợi. Sau đó, vì không được tiếp tục giáo dục, Vĩnh dần dần trở thành
một đứa trẻ rất bình thường. Bài này hình như là tác giả viết để động viên
bản thân mình, thông qua học tập chăm chỉ, Vương An Thạch cuối cùng đã
trở thành một nhân vật vĩ đại. Bài “Thương Trọng Vĩnh” cũng được người
đời sau coi là bài mẫu để động viên khuyến khích mọi người học tập chăm
chỉ, cho đến nay vẫn là bài kinh điển trong sách giáo khoa trung học Trung
Quốc.

Tuy nhiên, tò mò thì tò mò, dù tôi có nhàm chán đến đâu, cũng không

nhàm chán đến mức chạy vọt ra trước mặt Trần Kính hỏi cậu ấy này này nọ
nọ, huống chi cũng đã ba năm rồi, ai biết cậu ấy còn nhớ tôi không?

Hành vi tôi coi phạt đứng là một cách thưởng thức phong cảnh hiển

nhiên đã chọc giận chậu châu báu, thế nên có một ngày thầy ấy bắt lấy một
lỗi nhỏ của tôi, rốt cuộc cũng ra chiêu bí truyền cuối cùng.

Chậu châu báu ra lệnh cho tôi đứng ngay trên bàn đánh bóng để tự suy

nghĩ về bản thân, đến khi nào nghĩ thông suốt, giải thích và nhận sai với
thầy, thì khi ấy tôi mới có thể được vào lớp ngồi

Lúc này đây, xem như thầy ấy đã thật sự đánh trúng chỗ đau của tôi,

đứng trên bàn đánh bóng cũng không có gì đáng sợ cả, mà điều đáng sợ là
ở sau lưng tôi, Trương Tuấn và Quan Hà đều có thể đang nhìn tôi. Nhưng,
ai bảo chậu châu báu là thầy, còn tôi lại là trò chứ? Mà tôi thì quật cường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.