Bố mẹ tôi vốn bận rộn làm việc, nhưng khi họ có thời gian rảnh thì đều
giành cho em gái tôi. E lớn lên bên cạnh bố mẹ, em có thể nói cười thoải
mái, có thể làm nũng, có thể dỗ bố mẹ vui, mà tôi thì trong một thời gian
dài cũng không chịu gọi họ là “bố”, “mẹ”.
Hai đứa trẻ tuổi không hơn kém nhau nhiều, mà cả hai đều được nuôi
nấng cưng chiều, khi ở cùng một chỗ không thể tránh được những lúc cùng
tranh đồ chơi, cùng tranh đồ ăn vặt, tôi một lần nữa bị bố mẹ căn dặn và
cảnh cáo, “Con là chị, con phải nhường em gái.” Cường điệu muốn chị em
hòa thuận, chị nhường em gái.
Dưới sự giáo dục “Chị em hòa thuận, chị nhường em gái” của bố mẹ,
món đồ chơi tốt nhất dành cho em, đồ ăn ngon nhất dành cho em, chiếc váy
xinh đẹp nhất dành cho em, nói ngắn lại, chỉ cần cô em muốn, cô em thích,
thì cô chị là tôi cũng không rên một tiếng mà từ bỏ những thứ ấy.
Sau vô số lần “chị nhường em gái”, tôi bắt đầu học ngoan, tôi thường
tránh ra bên ngoài chơi một mình, mặc kệ là cái gì, tôi đều tự giác chờ em
gái chọn trước, cái gì em không cần thì sẽ là của tôi, thậm chí khi đã là của
tôi rồi, chỉ cần cô em muốn, tôi cũng có thể cho em. Ăn cơm, ngồi trên bàn
ăn, một câu không nói, ăn cơm rất nhanh, sau đó rời đi, bọn họ cười vui nói
chuyện với nhau cũng không liên quan gì đến tôi.
Tôi từ ríu ra ríu rít, bắt đầu trở nên trầm mặc ít lời. Tôi thường nhớ tới
ông ngoại, thời gian đó, mỗi lần khổ sở cô đơn, tôi sẽ nghĩ chờ mình trưởng
thành, chờ đến khi tự mình có thể ngồi xe lửa, tôi sẽ trở về bên ông, chỉ có
như vậy, tôi mới cảm thấy cuộc sống của bản thân mình còn có chút hy
vọng.
Hình ảnh khắc sâu nhất trong trí nhớ của tôi là vào một buổi hoàng hôn,
mẹ bận rộn trong phòng bếp, tôi tránh vào một góc ở giá sách xem sách ảnh
nhi đồng, bố tan làm trở về, mở cửa ra, tiếng gọi đầu tiên chính là “Viện