Mọi người đều cười, chỉ còn hơn một tháng nữa là tốt nghiệp, chúng tôi
đều thoải mái không kiêng kị nhiều chuyện.
Lí Sam nói với Quan Hà: “Sau ba tiết mục nữa là đến tiết mục của các
cậu rồi, các cậu đi chuẩn bị nhanh lên, biểu diễn tốt nhé.”
Chú thích:
[1] Lại thấy khói bếp của Đặng Lệ Quân: trên mạng có dịch là “còn thấy
khói thuốc” hay “lại thấy khói thuốc”, mình tra từ rồi, “khói bếp” đúng hơn
“khói thuốc”. Đây là ca khúc “Lại thấy khói bếp”, ca sĩ Vương Phi hát.
http://www.youtube.com/watch?
v=0QALgAy3oPI&feature=player_embedded
[2] Mấy cái chủ nghĩa này hơi khó hiểu, không hiểu cũng không sao, nói
gọn là cậu Tống Thần này biết dùng những cách gây hài để châm biếm,
kịch bản của cậu có ý nghĩa.
Chủ nghĩa hậu hiện đại là một xu hướng trong nền văn hóa đương đại
được đặc trưng bởi sự chối bỏ sự thật khách quan và siêu tự sự. Chủ nghĩa
hậu hiện đại nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ, những quan hệ quyền lực,
động cơ thúc đẩy; đặc biệt nó tấn công việc sử dụng những sự phân loại rõ
ràng như nam với nữ, bình thường với đồng tính, trắng với đen, đế quốc với
thực dân. Chủ nghĩa hậu hiện đại đã ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực văn hóa,
bao gồm cả phê bình văn học, xã hội học, ngôn ngữ học, kiến trúc, nghệ
thuật thị giác, và âm nhạc.
Tư tưởng hậu hiện đại là sự giải thoát có chủ ý từ những cách tiếp cận
của chủ nghĩa hiện đại đã thống trị trước đó. Thuật ngữ “hậu hiện đại” bắt
nguồn từ sự phê phán tư tưởng khoa học về tính khách quan và tiến bộ gắn
liền với sự khai sáng của chủ nghĩa hiện đại.
Vô li đầu: đại khái là dùng những điều hài hước để châm biếm.