Tan học, trên đường về nhà, tôi không nghĩ đến bài tập vật lý, mà đang
suy nghĩ đến lời nói của Trần Kính.
Về nhà, tôi tìm tất cả sách giáo khoa tiếng Anh từ hồi trung học cơ sở,
quyết định mỗi ngày chép mười từ vựng ra giấy, quãng đường từ trường về
nhà mất gần một giờ đi bộ, vừa đủ thời gian để học thuộc từ.
Sau đó, lại có một quyết định quan trọng: mỗi ngày sẽ dạy sớm nửa tiếng
để đọc bài tiếng Anh, nhưng không học theo phương pháp mà Trần Kính
nói với Tiểu Ba, tôi không theo đuổi cảm giác ngôn ngữ hư ảo mờ mịt ấy,
mà lấy mục đích là đọc lưu loát, đọc thuộc lòng.
Điều quan trọng không phải là mỗi ngày tiêu phí bao nhiêu thời gian học
tiếng Anh, mà là mỗi năm ba trăm sáu mươi năm ngày, tôi đều có thể dạy
sớm trước nửa tiếng so với bình thường vào mỗi sáng, đọc bài tiếng Anh;
hay mỗi ngày có thể kiên trì nhớ mười từ tiếng anh không.
Từ hôm nay trở đi, bắt đầu quyết tâm kiên trì làm mọi việc để thi vào đại
học, nếu thành tích tiếng Anh của tôi không tiến bộ, vậy thì tôi sẽ phải chấp
nhận số phận thôi!
Sau khi phân tích điểm yếu của bản thân, ưu tiên thời gian học tiếng
Anh, tôi lại căn cứ vào tình hình của mình và đặc điểm của các giáo viên ở
trường, định ra phương pháp học tập cho từng môn học, tận dụng đầy đủ
thời gian học ở trường.
Ví dụ, tôi thấy thầy dạy lý giảng bài hay nhầm lẫn, tôi sẽ không nghe
thầy ấy giảng, mà tự mình đọc sách để hiểu bài và làm bài tập, về cơ bản,
sau khi hết giờ lý, toàn bộ bài tập lý của tôi đều đã làm xong, còn dư một
chút thời gian ôn tập kiến thức. Môn hóa cũng gần như vậy, tuy cô giáo
giảng bài cũng không tệ, nhưng tôi biết mình không cần nghe cô giảng.
Thầy dạy toán tuy là người luộm thuộm có tiếng trong trường, khi lên lớp,
không phải hai túi quần bị lộn ra ngoài, thì cũng là đóng nhầm cúc áo, mái