việc từ bỏ cả ngành ngoại giao và phóng viên - hai hình thái khác nhau của
cùng một sự từ bỏ giống nhau - anh gắn đôi mắt sinh động vào Archer khi
đốt một điếu thuốc khác - Voyez- vous, thưa ông, để có thể nhìn thẳng vào
bộ mặt của cuộc sống và vì điều đó mà phải sống trong một gác xép thì
cũng đáng, đúng không? Nhưng sau cùng, người ta phải kiếm đủ để trả cho
cái gác xép đó. Tôi phải thú thật rằng trưởng thành với nghề gia sư riêng -
hay một thứ gì đó “riêng” - là gần như làm nhụt đi khả năng sáng tạo giống
như làm thư ký phụ ở Bucharest. Đôi khi tôi cảm thấy mình phải đánh liều:
một sự liều lĩnh lớn. Chẳng hạn anh có cho rằng có bất cứ cơ hội nào cho
tôi ở Mỹ - ở New York không?
Archer nhìn anh ta với đôi mắt kinh ngạc. New York, cho một thanh niên
mà đã từng hay lui tới nhà Goncourt và Flaubert
, và nghĩ rằng đời sống
của những ý tưởng là thứ duy nhất đáng giá sống! Anh tiếp tục nhìn vào M.
Rivière một cách khó hiểu, tự hỏi làm sao mà anh nói được với anh ta rằng
sự ưu việt và những ưu điểm của anh sẽ là trở lực rõ ràng nhất cho thành
công của anh.
- New York… New York… nhưng đặc biệt phải là New York? - Anh lắp
bắp, hoàn toàn không thể nghĩ ra cơ hội có lợi nào mà thành phố nơi anh
sinh ra có thể trao cho người thanh niên mà cuộc trò chuyện thú vị có vẻ là
sự cần thiết duy nhất.
Một nét đỏ mặt đột ngột hiện lên dưới làn da tái xám của M. Rivière.
- Tôi… tôi nghĩ đó là thành phố của anh. Không phải đời sống trí thức ở
đó năng động hơn ư? - Anh đáp, rồi như thể sợ làm người nghe có ấn tượng
là mình đang cầu xin sự giúp đỡ, anh vội vã nói tiếp. - Người ta ném ra
những gợi ý bậy bạ - cho bản thân người ta hơn là những người khác. Thực
ra thì, tôi không thấy ngay triển vọng nào cả. - Và nhổm dậy khỏi ghế, anh
nói thêm, mà không có dấu hiệu gượng ép - nhưng bà Carfry sẽ nghĩ rằng
tôi nên đưa ông lên gác.
Trong suốt chuyến xe về nhà Archer đã suy nghĩ rất lâu về câu chuyện
này. Giờ phút nói chuyện với M. Rivière đã thổi một luồng không khí mới