mình hiện đã có 3.000 quân ở Yaly với ba công ty chủ lực, sản lượng mỗi
ngày đạt hơn một tỷ đồng…
Những ngày ở thăm công trình thuỷ điện Yaly, mới thấy tầm vóc người
thợ Sông Đà giờ đã khác xa so với những năm trước. Họ đã làm chủ hầu
hết các công đoạn xây dựng, xử lý hầu hết các sự cố kỹ thuật mà không cần
sự trợ giúp của chuyên gia. Một đội ngũ cán bộ chuyên môn với những
Nguyễn Hồng Quân, Trần Thọ Chữ, Nguyễn Huyền Chiệc, Phạm Cường,
Hứa Vĩnh Thêm, Cao Lại Quang, Nguyễn Từin Cầm, Trần Hoàng Vũ, Đinh
La Thăng, Lê Văn Quế v.v… giờ đã trở thành trụ cột ở Yaly, ở Vĩnh Sơn,
sông Hinh và nhiều công trình xây dựng khác.
Năm 1997, sau năm năm đổ mồ hôi, nước mắt và cả xương máu, hàng
nghìn người thợ Sông Đà ở Yaly đã hoàn thành những hạng mục công trình
quan trọng để tiến tới giai đoạn cuối cùng: Chặn dòng Sêsan vào năm 1998.
Nhưng vào thời điểm Tổng giám đốc Nguyễn Khắc Kiên sau khi đi kiểm
tra dự án công trình thuỷ điện Nà Lơi, Lai Châu để chuẩn bị lập dự án đầu
tư về đến Hà Nội, thì nhận được điện báo của Giám đốc Nguyễn Tiến Cầm
từ Yaly: Bên A và các chuyên gia đề nghị lùi việc lấp sông sang năm 1999,
chứ không phải vào cuối năm 1998.
- Trong đời làm thuỷ điện, chưa bao giờ tôi đứng trước một thử thách
như thế - Sau này, Tổng giám đốc Nguyễn Khắc Kiên kể lại - Vì sao anh
Cầm lại tự ý thoả thuận với bên A? Vì sao cố vấn Sklirelkoo cũng đồng
tình với bên A cho chậm tiến độ lại? Tất cả dự định, kế hoạch tôi đã lên chi
tiết đến từng tháng, từng tuần. Lùi tiến độ là rất nguy hại. Nó sẽ ảnh hưởng
đến lợi ích quốc gia, đến công cuộc điện khí hoá. Với Tổng công ty Sông
Đà, công trình thuỷ điện Yaly không còn bao cấp như thuỷ điện Sông Đà.
Chúng tôi là Tổng thầu bên B. Lùi tiến độ sẽ ảnh hưởng đến hàng vạn công
nhân, đến túi tiền hàng ngày của họ, đến hàng ngàn máy móc phương tiện
phải nằm chờ. Không. Tôi quyết định phải đẩy tiến độ lên, kiên quyết bảo
vệ phương án lấp sông vào năm 1998. Tôi điện thoại cho anh Nguyễn Tiến
Cầm ra Hà Nội gấp, tôi bảo cậu ta mang cả đồ đạc quần áo ra. Cầm hoảng
quá vì sợ tôi cách chức, nhưng vẫn phải đồ đạc quần áo ra Hà Nội. Cuộc