THÔN QUÊ LIỆT TRUYỆN - Trang 202

xung kích trong trại, được cấp trên giao cho một radio nhỏ có dây tai nghe.
Tôi phải chọn cái chỗ cạnh cầu tiêu đó để nhỡ khi địch phát hiện thì thủ
tiêu chiếc radio ngay để phi tang. Cả trại giam không ai biết trong người tôi
có radio. Suốt ngày tôi nằm nép vào một góc, xoã tóc, ấn nút nghe vào tai,
nhớ bằng óc từng dòng tin của đài Hà Nội để kịp thời có hướng lãnh đạo
chị em đấu tranh đòi địch phải thực hiện hiệp định Paris.

Chị Võ Thị Thắng tần ngần đứng bên khuôn cửa sắt, chỉ tay về phía cây

bàng nơi có chiếc giếng cũ:

- Cái chỗ giếng đó, tù nhân nam hay ra lấy nước. Một lần tình cờ tôi phát

hiện ra anh Tám Thật, anh trai tôi. Tôi hét to gọi anh Tám đến khản cả cổ:
“Anh Tám ơi! Anh Thật ơi! Em đây nè!”. “Út! Phải em tôi hôn? Cuối cùng
anh Tám đã nhận ra tôi. Thì ra suốt từ năm 1962 anh đã bị đày ra Côn Đảo.
Anh Tám tên gọi Võ Thành Thật, là thứ 8 trong gia đình. Anh làm ở phi
trường Tân Sơn Nhất. Nhận lệnh của tổ chức, anh vẽ bản đồ phi trường. Bị
lộ. Địch bắt tra tấn dã man. Cuộc đời chớ trêu vậy đó. Anh em bặt tin nhau
hơn chục năm trời, ai ngờ lại gặp nhau ngoài Côn Đảo…"

Nghe chị Thắng kể về gia đình, tôi nhẩm tính và cộng ba cái án tù của ba

anh em: anh Tám Thật 20 năm khổ sai, chị Chín Hoàng (Võ Thị Hoàng) 5
năm tù giam và chị út Thắng, thứ 11, bị án 20 năm tù khổ sai, cộng là 45
năm tù. Năm 1974, sau hiệp định Paris, bọn giặc phải trả lại tự do cho cả ba
anh em với tổng số thời gian 22 năm tù đày ở khắp các nhà tù miền Nam.

Có một nữ tù cùng họ với chị Võ Thị Thắng mà cuộc đời và cái chết đã

trở thành huyền thoại ở Côn Đảo, đó là chị Võ Thị Sáu. Có người hôm gặp
chị Võ Thị Thắng ra thăm nghĩa trang Hàng Dương đã lầm rằng chị Thắng
là em ruột chị Sáu. Cũng dáng người mảnh mai thanh tú, mái tóc cắt ngắn
và đôi mắt dịu dàng nhưng ẩn chứa nghị lực kiên cường. Với tất cả những
ai đã từng ở Côn Đảo, cả bọn thực dân ngày trước và những người mới đến
hôm nay, không hiểu sao, ai nấy đều dành cho chị Võ Thị Sáu sự kính trọng
và tôn sùng như một người thuộc về thế giới của thần linh. Người ta suy
tôn chị là Bà Chúa Đảo. Những câu chuyện về chị, về cây dương trước mộ
chị cứ truyền tụng và thêu dệt thêm màu huyền thoại. Người ta kể rằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.