chủ tịch huyện Nguyễn Công Phán nói rồi vỗ vai chủ tịch xã Cam Chính,
vốn là người em cùng họ - Nhớ phải dành 60 hécta đất cho di tích Tân Sở
chú Lương ạ.
Nguyễn Ngọc Lương lại khoát tay chỉ phía trước mặt:
- Chúng tôi đã quy hoạch đất di tích từ phía hàng cây kia. Phía bên này là
diện tích để tái định cư cho sáu mươi hộ gia đình. Nhân đây, nói để các anh
rõ. Cùa, chính là tiền chiến khu Ba Lòng thời chống Pháp. Từ đây qua động
Ông Do là đất Ba Lòng. Thời chống Mỹ, nơi này là quận lỵ Hướng Hoá.
Ngày 1-4-1972, Cùa là nơi đầu tiên của huyện Cam Lộ được giải phóng.
Vừa rồi, được dự án của Cộng hoà Liên bang Đức tài trợ, chúng tôi đã rà
phá 6.500 quả bom mìn trên diện tích 60 hécta ở đây.
Cảm giác như có một làn khí ớn lạnh vừa thổi sựơt qua gáy tôi. Đã ba
mươi năm rồi mà còn ngần ấy thần chết ẩn giấu rình rập dưới đất. Có ai nói
với tôi rằng bình quân mỗi người dân Quảng Trị phải chiụ sáu tấn bom đạn
giặc trong cuộc chiến vừa qua, rằng trong số 1400 làng của Quảng Trị, sau
giải phóng chỉ còn hai làng Gio Mai, Gio Hà của Gio Linh là có vẻ còn
nguyên vẹn.
- Ông không tưởng tượng được đâu. Những năm 66-72, cả Cam Lộ này
là một vùng bằng địa, đỏ nhức màu đất bazan. - Nhà văn Tô Đức Chiêu,
suốt từ lúc đặt chân đến đây cứ một mình trầm ngâm, hết nhìn lên động
Ông Do, dốc 365, lại xoay nhìn sang điểm cao 241 Na Tô, rồi đỉnh Chớp
Bụt, đỉnh 544 Phu Lơ bên kia đường Chín, giờ mới nói - Tháng 4 năm
1966, sư đoàn 324 của chúng tôi đã hành quân từ Nghệ An vào đây.
- Vào đây? - Tôi hỏi lại và nhìn cái thân hình cao lớn cỡ mét tám của ông
Chánh Văn phòng Hội Nhà văn, như nhìn một anh hùng vừa được phát
hiện.
Sợ ảnh hưởng đến câu chuyện của mọi người, anh Chiêu kéo tôi ra một
quãng rồi chỉ từng đỉnh núi, từng cao điểm mà lúc nãy anh đã trầm ngâm
nhớ lại, nói thao thao như đang dọc từng trang hồi ký cho tôi nghe.
- Khi đánh hơi thấy sư đoàn chủ lực 324 vào mặt trận Quảng Trị, Mỹ lập
tức mở cuộc hành quân Haxtin ra vùng Cù Dinh - Ba De để chặn đứng sư