Trong bóng hoàng hôn đang ập xuống rất nhanh ở Tân Sở, tôi bỗng phát
hiện ra một làng Mai Lộc có nét gì gần gũi với những làng cổ vùng Đường
Lâm, Ba Vì, hay những làng ven sông Mã, sông Chu, xứ Thanh. Cũng
những con đường ngoằn nghèo qua những sườn dốc hai bên là tre pheo,
dứa dại, thỉnh thoảng um tùm một bụi duối cổ thụ. Một ý tưởng chợt loé
lên: Dường như tôi đã cắt nghĩa được phần nào nguyên nhân mà Tôn Thất
Thuyết và phe chủ chiến triều đình Huế đã chọn Tân Sở làm căn cứ kháng
Pháp vào cuối năm 1884 ấy: Quảng Trị nói chung và Triệu Phong, Cam Lộ
vốn là nơi lập nghiệp của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Sử sách đã ghi lại rằng, lời khuyên bóng gió của Trạng Trình Nguyễn
Bỉnh Khiêm: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân” đã chỉ cho Nguyễn
Hoàng giả vờ điên rồi nhờ chị ruột Ngọc Bảo nói hộ với ảnh rể Trịnh Kiểm
cho vào trấn giữ đất Thuận Hoá. Năm 1558, giữa mùa đông giá rét, Nguyễn
Hoàng cùng các thuộc hạ dong buồm vào Cửa Việt, dựng bảo doanh ở ái
Tử. Những người đồng hương ở Tống Sơn - Thanh Hoá theo Nguyễn
Hoàng rất đông. Họ dựng nhà, lập ấp, mở mang khai phá vùng đất Thuận
Quảng, trong đó Cùa - Tân Sở - Cam Lộ chắc chắn được khai khẩn đầu
tiên.
Chọn Tân Sở làm cứ điểm chống Pháp, Tôn Thất Thuyết và phe chủ
chiến của ông không hẳn đã nghĩ đến địa thế hiểm yếu mà trước tiên họ
nghĩ đến lòng dân. Phải dựa vào dân để đánh giặc, phải xuống chiếu Cần
Vương ở chính nơi mà hơn 300 năm trước, những làng ấp đầu tiên ở
phương Nam của người Việt bắt đầu được tạo dựng.
Lịch sử cũng ghi nhận rằng, hơn trăm năm qua, sự lựa chọn Tân Sở là
đúng. Chiến khu Ba Lòng thời kháng Pháp và Cùa thời chống Mỹ là những
gạch nối của Tân Sở. Không ai có thể tin được rằng, một người con của
Cùa vừa được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
năm 2000, lại chính là cậu bé 16 tuổi Nguyễn Văn Khi. Năm 1967, ngay
giữa lòng ấp chiến lược chợ Cùa dày đặc quân Mỹ mà một mình Khi đã
dùng mưu kế hạ thủ 36 tên. Lại cũng ít ai có thể tin rằng, đồng chí Nguyễn
Minh Kỳ, Chủ tịch tỉnh Quảng Trị hôm nay, trông hào hoa phong độ đầy