công việc của mình nếu cầu thủ cảm thấy tôi đã không quan tâm tới họ. Họ
biết, trong cả chặng đường dài, tôi luôn đứng về phía họ”. Khi bạn sẵn sàng
cho một cuộc xung đột với một ai đó, người đó cần phải cảm thấy những
tình cảm như thế từ bạn.
2. Gặp nhau càng sớm càng tốt
Bất cứ khi nào xung đột gia tăng, chúng ta thường lẩn tránh, trì hoãn giải
quyết, hoặc yêu cầu người khác giải quyết hộ. Nhưng sự thật là nếu bạn
càng bỏ mặc nó thì sẽ càng làm cho nó trở nên tồi tệ. Nếu một người phán
xét những động cơ của người khác nhằm tìm ra bản chất sự việc thì họ sẽ
chỉ nghĩ đến những điều tệ hại nhất. Trì hoãn giải quyết những xung đột chỉ
làm cho vết thương sâu hơn.
Nhà tư vấn Fred Smith, một trong những bậc thầy của nghệ thuật lãnh
đạo đã nói: “Khi tôi cố thoát ra hoàn cảnh khó xử của bản thân, tôi thường
tự hỏi: ‘Tôi kìm lại vì sự dễ chịu của bản thân hay vì muốn tốt cho tổ
chức?’ Nếu điều tôi làm chỉ để cho mình cảm thấy thoải mái, tôi là một kẻ
cơ hội. Còn nếu điều đó có ích cho tổ chức nó cũng giúp tôi cảm thấy nhẹ
nhõm hơn. Nhưng nếu tôi hành động vô trách nhiệm thì tôi phải ghi nhớ
rằng hai điều sai không làm nên một điều đúng.
Tôi luôn khắc ghi lời khuyên đó. Tôi nói với các nhân viên rằng nếu tôi
gây ra cho họ một vấn đề nghiêm trọng, tôi sẽ nhanh chóng giải thích với
họ. Thật không tốt nếu bạn lưu giữ mọi vấn đề và lôi chúng ra để dạy bảo
người khác trong mỗi cuộc xung đột. Hãy gặp nhau đường hoàng, mặt đối
mặt. Nếu như điều đó hoàn toàn không thể thực hiện được hãy cân nhắc tới
một cuộc đối thoại qua điện thoại. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, bạn
không nên giải quyết đối đầu bằng e-mail.
3. Trước tiên, hãy tìm kiếm sự hiểu biết nhưng không nhất thiết phải
là sự tán thành
Trở ngại lớn để đi đến một giải pháp tích cực cho mâu thuẫn là mọi
người mang quá nhiều thành kiến của mình vào trong đó. Có một câu ngạn