Đàm phán thỏa hiệp
Phương thức đàm phán thứ tư được gọi là “đàm phán thỏa hiệp”.
Trong đàm phán thỏa hiệp, cả hai bên đều đạt được điều gì đó, và
phần nào đều có lợi, nhưng không nhu cầu của bên nào được đáp
ứ
ng hoàn toàn. Kết thúc cuộc đàm phán, cả hai đều ra về với cảm
giác không hài lòng. Tuy không quá bất mãn đến mức từ chối ký
kết thỏa thuận nhưng họ không hào hứng lắm với kết quả đàm
phán.
Đàm phán không thỏa thuận
Phương thức thứ năm được gọi là “đàm phán không thỏa thuận”.
Trong trường hợp này, cả bạn và đối phương đều trình bày quan
điểm, nhu cầu và mối quan tâm của mình. Cuối cùng hai bên
không thể đi đến thỏa thuận. Cả hai quá khác biệt nhưng vẫn vui vẻ
đồng ý không đi đến thỏa thuận. Cơ hội vẫn luôn còn đó để hai bên
đàm phán với nhau khi các điều kiện thay đổi.
Ví dụ, bạn muốn mua một sản phẩm nào đó, nhưng mức giá được
đưa ra quá cao. Bạn trả giá thấp hơn nhưng bên bán từ chối. Bạn
không sẵn lòng trả cao hơn, còn người bán không sẵn lòng hạ giá, vì
vậy không có thỏa thuận nào diễn ra.
Đàm phán đôi bên cùng có lợi
Cuối cùng là phương thức đàm phán tốt nhất – “đàm phán đôi
bên cùng có lợi”. Đây là mục tiêu bạn nhắm tới. Trong đàm phán đôi
bên cùng có lợi, cả hai bên đều cảm thấy mình là người chiến
thắng. Cả hai đều đã ký kết được một thỏa thuận tuyệt vời. Họ