ý. Hãy đưa ra một số khả năng. Brainstorming để xây dựng các
phương án thay thế. Bạn có thể sử dụng bản đồ tư duy, một
chiếc bảng trắng hoặc một chiếc bảng trượt để làm việc này.
5. Các tiêu chí. Thành tố này thường được gọi là “các điều kiện giới
hạn”. Trước khi đàm phán, hãy đồng ý đặt cơ sở cho kết quả
hoặc kết luận dựa trên một số tiêu chí mục tiêu. Làm thế nào
bạn có thể xác định được liệu mình có đạt được thương vụ có lợi
cho cả hai bên hay không? Bạn đang cố tránh điều gì, mong
muốn đạt được gì hay bảo vệ điều gì?
Khi đã xác định rõ những gì cần đạt được trong cuộc đàm phán
để cả hai bên đều hài lòng, hãy so sánh các tùy chọn và kết luận này
với kết quả mà bạn mong muốn đạt được. Hãy nói rằng: “Một thỏa
thuận tốt sẽ đáp ứng điều kiện này. Nó sẽ mang lại cho chúng tôi
kết quả kia. Nó sẽ thực hiện được mục tiêu nọ.” Nói cách khác, bạn
phải nói rõ đâu là thỏa thuận có lợi cho cả bạn và đối phương.
Cuối cùng, hãy xem xét và thảo luận về những cách thức có thể
giúp bạn thực hiện được các nhu cầu và lợi ích để đáp ứng tiêu chí
mục tiêu hoặc điều kiện giới hạn mà bạn đã xác lập.
Đây là quy trình đàm phán hiệu quả, giúp bạn tập trung vào mục
tiêu và tránh bị chệch hướng bởi tính cách của đối phương và các
vấn đề hữu hình khác.