Trong phần trước, tôi đã kể cho bạn nghe về cuộc đàm phán
thuê văn phòng, bao gồm một bản thỏa thuận dài với 52 khoản mục
thay đổi. Những gì tôi phát hiện ra khi đàm phán kiểu thỏa thuận này
nằm ở kỹ thuật hoặc chiến thuật hết sức hiệu quả sau: Xem xét
toàn bộ thỏa thuận, từ đầu chí cuối, sau đó thảo luận về mọi điều
khoản, điều kiện và vấn đề khác biệt về quan điểm hoặc mong
muốn.
Bạn sẽ thấy rằng cả bạn và đối phương sẽ đồng ý với khoảng
80% các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng bất kể tầm
mức của chúng. Khi có một điều khoản hay điều kiện nào đó gây ra
sự bất đồng, bạn hãy đồng ý tạm bỏ qua và xem xét tiếp đến
những mục kế tiếp. Khi đã đọc hết bản thỏa thuận, hãy lướt lại một
lần nữa, từ đầu chí cuối và chuyển sang tháo gỡ các vấn đề còn
tồn tại trước đó. Trong lần xem lại thứ hai này, bạn sẽ tìm cách
nhượng bộ, thỏa hiệp và trao đổi để giải quyết những vấn đề còn
lại. Tuy vậy, vẫn sẽ có những vấn đề phải để lại lần nữa, chưa thể
giải quyết.
Nếu cần, bạn có thể xem lại thỏa thuận lần thứ ba, hoặc lần
thứ tư. Đến một thời điểm nhất định, bạn sẽ bắt gặp “vấn đề thứ
tư cuối cùng.” Bạn sẽ đến giai đoạn còn lại bốn vấn đề, trong đó
có một vấn đề là cốt yếu và ba vấn đề nhỏ hơn cần giải
quyết. Đây là lúc bạn sẵn sàng tiến hành đàm phán nghiêm túc.
Các điều khoản lao động
Khi bạn ứng tuyển vào một vị trí mới, cuộc đàm phán về lương và
chế độ đãi ngộ có thể ảnh hưởng lớn đến thu nhập, sự vui vẻ và hài
lòng của bạn với công việc trong những năm về sau. Hầu hết mọi
người nghĩ rằng mối quan tâm chính của họ là thỏa thuận được
mức lương cao nhất có thể ngay từ đầu. Nhưng nhiều công ty lại có