Ngay khi bắt đầu đàm phán, hãy là người “cho đi”, thay vì “nhận
về”. Hãy cố gắng đồng ý với đối phương ở một số khoản mục,
việc làm này của bạn chắc chắn sẽ khiến họ có xu hướng muốn
đồng ý với bạn nhiều hơn.
Đồng ý dần
Một chiến thuật đàm phán khác mà bạn có thể sử dụng, ngay cả
trong trường hợp không có bất kỳ khúc mắc gì liên quan đến các
điểm đó, là đồng ý dần dần, miễn cưỡng và cẩn trọng. Khi thỏa
hiệp quá nhanh, mà không tỏ ra miễn cưỡng, đối phương sẽ tin
rằng vấn đề này không mấy quan trọng với bạn. Nhưng khi bạn
hành động như thể việc nhượng bộ rất quan trọng, bạn đã khiến
đối phương ý thức rằng anh ta cần đáp lại sau đó.
Nhấn nút công bằng
Một trong những nguyên tắc tình cảm quan trọng nhất trong
quan hệ của con người cũng như hoạt động đàm phán là sự công
bằng. Sử dụng từ công bằng nhiều hết sức có thể, bởi nó sẽ
khiến đối phương mong muốn đáp lại tình cảm của bạn một cách
tích cực. Hãy nói những câu như: “Tôi nghĩ rằng lựa chọn này sẽ
công bằng hơn,” hoặc “Với tôi, trong tình huống này, điều đó có vẻ
không công bằng.” Hay “tôi chỉ muốn có được sự công bằng cho cả
hai chúng ta.” Không ai có thể phản bác bạn về khao khát có được sự
công bằng.
Đề nghị đối phương đáp lại