ta không nghe và cũng không chấp nhận điều bạn nói, trong suy nghĩ chỉ có mô thức phản ứng
của anh ta, chỉ là đang nói ra cách nghĩ của anh ta. Gặp phải người như vậy, bạn buộc phải học
cách cư xử, đưa đối phương vào vòng vây câu khẳng định liên tục, từ đó thay đổi thái độ của
họ.
Trưởng phòng: “Kế toán, tôi đã xem báo cáo dự toán do anh soạn thảo rồi, kinh phí dự trù là
54.100 tệ phải không?”
Kế toán: “Dạ đúng, thưa trưởng phòng, tôi có thể cho ông xem số liệu tính toán chi tiết.”
Trưởng phòng: “Thôi khỏi cần. Tôi chỉ muốn nâng kinh phí dự trù lên 60 nghìn tệ.”
Kế toán: “Làm vậy sao được? Đó không phải sự thật!”
Trưởng phòng: “Đừng cuống lên thế, hãy nghe tôi nói, nếu một công ty muốn làm dự án, khi cần
mua nguyên liệu, nếu sản phẩm đó đội giá lên, sẽ phải căn cứ theo mức giá đó đúng không?”
Kế toán: “Dạ đúng, chỉ có thể làm như vậy.”
Trưởng phòng: “Như vậy, chi phí thực tế chẳng phải sẽ cao hơn dự toán ban đầu?”
Kế toán: “Đúng vậy.”
Trưởng phòng: “Vì vậy, khi xây dựng dự toán, chúng ta phải tính thêm cả hệ số bảo hiểm, để
chuẩn bị cho yêu cầu đột xuất, anh biết làm thế nào rồi chứ, tăng 10% dự toán lên là ổn.”
Kế toán: “Được, tôi rõ rồi.”
Câu nói “làm vậy sao được?” của kế toán giúp trưởng phòng hiểu rõ anh ta không phải người
dễ thay đổi lập trường. Chỉ bằng cách sử dụng kỹ năng đọc nguội, người trưởng phòng đã dẫn
dắt người kế toán nói ra câu “đúng vậy,” mới có thể thay đổi thái độ của anh ta.
Nhân viên kinh doanh của một công ty đào tạo chủ yếu phụ trách chương trình huấn luyện kỹ
năng kinh doanh. Anh ta duy trì quan hệ lâu dài với một khách hàng, nhưng đối phương từ
trước tới giờ không mấy hứng thú với chương trình của công ty. Cuối cùng, anh ta nắm được
thông tin: Gần đây, công ty của đối phương vừa tuyển một tốp sinh viên mới tốt nghiệp đại học.