có thể có những ảnh hưởng tích cực như sau:
• Tạo động lực cho nhân viên của bạn làm việc chăm chỉ hơn.
• Kết nối đội vào những mục tiêu chung.
• Nâng tầm tư duy của nhân viên từ những nhiệm vụ hiện tại đến
một sự thành công.
• Truyền tải thông điệp về loại mục tiêu mà công ty đánh giá cao.
• Tạo động lực với bằng chứng của sự tiến bộ đang diễn ra.
• Nhắc nhở mọi người rằng họ đang làm việc cho một công ty chiến
thắng.
Có một điều cần cẩn thận với những buổi mừng công: Những thời
điểm tốt đẹp đó có thể khiến các startup muốn tổ chức tiệc tùng ở
những khách sạn đắt đỏ với những ngôi sao giải trí. Đây là một sự
lãng phí và là một thông điệp không tốt cho công ty. Những từ thích
hợp để mô tả là “vui” và “ấn tượng” chứ không phải là “xa hoa” và
“kinh khủng”.
Ví dụ như bộ phận Dịch vụ Công nghiệp Mở rộng của Đại học North
Carolina đã tổ chức ăn mừng khi tạo ra giá trị kinh tế 1 tỷ đô-la bằng
cách tổ chức một chuyến đi bằng xe buýt tới những công ty sản xuất
trên khắp bang. Tại mỗi điểm dừng của chuyến đi Manufacturing
Makes It Real, những người tham gia sưu tập các mẫu sản phẩm
của các nhà sản xuất và chuyển chúng tới thống đốc bang. Đó là
điều rất thú vị cho thành viên của chuyến đi, và cũng là phần thưởng
cho tất cả các nhân viên của những công ty mà họ tới thăm. Đây là
một ví dụ của việc ăn mừng hữu ích.
Lựa chọn thước đo hợp lý
Bob Sutton là giáo sư tại trường Stanford và tác giả của cuốn Good
Boss, Bad Boss: How to Be the Best… and Learn from the Worst –
Sếp Giỏi, Sếp Tồi: Làm thế nào để trở thành người giỏi nhất… và