Vậy nên vấn đề cuối cùng không phải là tuân theo hay bất tuân. Nhìn
sâu vào thực tế, nó đơn giản chỉ là vấn đề về sự thông minh - hãy cư xử một
cách thông minh. Có khi bạn phải tuân theo, cũng có khi bạn phải nói: "Rất
tiếc, tôi không làm vậy được". Tuy nhiên, không có chuyện căm ghét, phẫn
nộ hay trả thù ở đây. Nếu lòng căm thù, sự giận dữ hay mong muốn trả thù
phát sinh trong bạn, đơn giản nó có nghĩa là bạn hiểu rằng những gì người
ta sai bảo là đúng, nhưng nghe theo là đi ngược với cái tôi của bạn; nó làm
tổn thưong cái tôi của bạn. Và cảm giác bị tổn thưong đó sẽ bộc lộ dưới
dạng thù ghét, căm phẫn.
Thế nhưng vấn đề không phải ở cái tôi của bạn; vấn đề là bạn phải
hành động như thế nào - và bạn phải vận động hết trí thông minh của mình
để xác định việc đó. Nếu nó đúng thì tuân theo; nếu nó sai thì không làm,
thế thôi. Không có mâu thuẫn, không có cảm giác bị tổn thương.
Nếu tuân theo thì dễ hơn; bạn không phải giải thích với ai cả. Nhưng
nếu bạn không tuân theo, bạn cần phải giải thích. Và có thể lời giải thích
của bạn không đúng. Lúc đó bạn phải quay lại và làm theo. Một người cần
phải sống một cách thông minh - thế thôi. Và như vậy tất cả những gì người
đó làm đều là trách nhiệm của người đó.
Thực tế là ngay cả những người tài giỏi nhất cũng không biết sống
một cách thông minh. Martin Heidegger, một trong những người trí thức vĩ
đại nhất của thời đại chúng ta, lại là một thuộc cấp của Adolf Hitler. Và sau
khi Hitler thất bại và những hành động thú tính, dã man, sát nhân, bạo lực
của hắn ta phơi bày thì ngay cả Martin Heidgeer cũng phải lùi lại mà nói:
"Tôi chỉ đơn giản đi theo người lãnh đạo đất nước".
Thế nhưng công việc của một nhà triết học không phải là đi theo
người lãnh đạo đất nước. Thực ra nhiệm vụ cơ bản của một vị triết gia là
dẫn dắt những người lãnh đạo đất nước chứ không phải để cho họ dẫn dắt
mình, bởi nhà triết học không tham gia vào các hoạt động chính trị nên có
tầm nhìn rõ ràng hơn. Nhà triết học đứng nhìn từ xa và có thể thấy những