người có được. Hãy tin vào cảm nhận của bạn. Đừng bao giờ tin vào lý trí -
lý trí của bạn chính là kẻ phản bội Judas.
* * *
Osho yêu quý,
Càng thiền sâu tôi càng cảm thấy mình phải trách nhiệm với bản thân
và với thế giới. Làm sao như thế được?
Cũng vậy thôi, vẫn là câu hỏi đó.
Càng là chính mình, bạn sẽ càng cảm thấy có trách nhiệm với thế giới
bởi vì càng hòa nhập vào thế giới thì bạn không còn tách rời khỏi nó nữa.
Việc thực sự là chính mình có nghĩa là trách nhiệm to lớn – nhưng không
phải gánh nặng. Nó là niềm vui khi bạn được làm điều gì đó cho hiện hữu.
Hiện hữu đã làm rất nhiều cho bạn và bạn sẽ không cách nào đền đáp
hết. Nhưng ta có thể làm được chút gì đó, dù là rất nhỏ so với những gì hiện
hữu đã đem đến cho ta, nhưng ít nhất đó cũng là lòng tri ân của ta. Vấn đề
không phải là nhiều hay ít; vấn đề là ở lời cầu nguyện của ta, lòng biết ơn
của ta, và nhất thể của ta cũng nằm trong đó.
Đúng vậy, điều đó sẽ xảy ra: càng là chính mình, bạn càng cảm thấy
mình phải có những trách nhiệm mà trước đây bạn chưa bao giờ cảm nhận
được.
Điều này nhắc tôi nhớ, trong cuộc đời của Mahavira, vị triết gia có
ảnh hưởng nhất trong Kỳ na giáo… Ngài du hành khắp nơi cùng môn đồ
thân tín nhất của mình là Goshalak. Và đây là câu chuyện họ đang bàn luận
với nhau: Mahavira nói: “Trách nhiệm của ta đối với cuộc sống cho thấy ta
đã đi đến đâu trên con đường tới thực tại đích thực. Ta không nhìn thấy thực
tại đích thực nhưng ta có thể thấy trách nhiệm của mình.”
Trên đường họ nhìn thấy một cây con. Và Gosholak là một nhà logic
học – anh nhổ cây này lên và vứt đi. Đó là một cây con với những chiếc rễ