Thầy giáo của tôi, Giáo sư Ras Biharidas lúc ấy đã già và sống một
mình. Ông hài lòng với cuộc sống và vui thú với chính mình rằng không
bao giờ ông cần đến một ai. Ông là trưởng khoa và được cấp một căn nhà
gỗ lớn – ông sống một mình ở đó. Tôi và ông ngày càng thân thiết hơn và
ông yêu quý tôi như một người cha đối với con trai mình.
Ông nói: “Cậu không cần ở trong ký túc xá đâu – hãy về đây với tôi.
Cả đời tôi đã sống ở đây rồi…”. Ông thường chơi đàn sitar – có lẽ ông là
người chơi xita hay nhất mà tôi từng biết, mà tôi thì đã được nghe tất cả
những nghệ sĩ sitar xuất sắc nhất biểu diễn rồi. Thế nhưng ông không chơi
đàn để tiêu khiển người ta; đó chỉ là một thú vui của ông.
Chẳng ai có thể tưởng tượng được thời gian biểu của ông: cứ đến 3
giờ sáng là ông lại thức dậy và chơi sitar. 70 năm qua ông vẫn chơi sitar vào
lúc 3 giờ sáng. Vấn đề bắt đầu nảy sinh ngay ngày đầu tiên tôi đến sống với
ông. Tôi thường đọc sách đến 3 giờ sáng mới đi ngủ - mà giờ đó là giờ ông
dậy chơi đàn.
Đối với cả tôi và ông, điều này thật khó chịu, vì tôi thích đọc những
gì tôi thích, không phải đọc thầm mà là đọc to lên. Nếu chỉ đọc bằng mắt
bạn chỉ phần nào liên hệ được với tác phẩm. Còn khi bạn đọc lớn một bài
thơ, bạn trở thành một phần của nó; lúc đó bạn trở thành thi sĩ. Bạn quên đó
là bài thơ của ai đó; nó trở thành một phần xương máu của bạn.
Tất nhiên là tôi làm cho ông khó ngủ. Và lúc tôi đi ngủ thì tôi cũng bị
khó ngủ. Ngay bên tai, ở phòng bên cạnh, ông bắt đầu chơi nhạc cụ điện tử
- ghi ta, sitar và nhiều nhạc cụ khác. Sau hai ngày chúng tôi cùng mệt rã rời.
Ông bảo tôi: “Cậu cứ ở đây – tôi sẽ đi!”
Tôi đáp: “Thầy không cần đi đâu – mà thầy sẽ đi đâu cơ chứ? Ít nhất
con còn có ký túc xá để ở. Con sẽ đi”.
Nhưng ông lại nói: "Tôi không thể để cậu đi được. Tôi quý cậu, tôi
quý sự hiện diện của cậu ở đây. Nhưng thói quen của chúng ta thật nguy