“Những chuyện xấu.”
“Cậu có thể ví dụ không?”
“Chẳng hạn như anh ta bị giang mai khi còn làm bên Phòng quản lý hành
chính. Hay việc anh ta phải nghỉ làm một tháng để đi điều trị bệnh thủy
đậu. Hoặc là việc anh ta được lên vị trí hiện tại cũng là nhờ những thành
tích đó. Những lời nói dối thật xấu xa, thậm chí còn xấu xa hơn thế nữa.”
Tôi cảm thấy lạnh buốt sống lưng. Rẽ vào đường Cherokee, tôi hỏi tiếp,
“Chẳng hạn như…?”
Koenig ghé sát vào tai tôi: “Cậu đang khai thác tôi đấy à? Cậu muốn biết
những tật xấu để nói về Fritzie phải không?”
“Không. Chỉ là tò mò thôi.”
“Tò mò có thể giết người đấy. Cậu nên nhớ điều đó.”
“Tôi sẽ nhớ. Kỳ sát hạch lên trung úy vừa qua của cậu thế nào, Bill?”
“Tôi không biết.”
“Sao lại thế?”
“Fritzie làm cho tôi. Tôi lại phải nhắc cậu về tính tò mò đấy nhé,
Bleichert. Tôi không muốn người khác nói xấu về bạn mình.”
Số 1842, căn hộ xây bằng gạch vữa xuất hiện. Tôi đậu xe phía trước và
lẩm bẩm: “Lại phải hỏi chuyện,” và đi thẳng vào hành lang.
Danh sách người ở dán trên tường có S. Saddon và tên chín người khác
nhưng không có ai tên là Linda Martin ở phòng số 604. Tôi đi thang máy
lên tầng sáu. Dọc hành lang vẫn phảng phất mùi cần sa và tôi đánh liều gõ
cửa. Tiếng chuông vang lên, cửa mở và một phụ nữ mặc quần áo kiểu Ai
Cập rất diêm dúa xuất hiện, tay cầm chiếc khăn trùm đầu bằng giấy bồi. Cô
ta hỏi. “Anh có phải là lái xe của hãng RKO
Tôi nói: “Tôi là cảnh sát.” Cô ta đóng sầm cửa ngay trước mặt tôi. Tôi
nghe có tiếng nước xối trong toilet và một lát sau cô ta xuất hiện. Tôi bước
vào phòng mà không cần đợi lời mời. Phòng khách khá cao ráo, trần làm
theo kiểu mái vòm. Quanh tường là hàng loạt giường ghép với nhau. Vali,