THƯỢNG ĐẾ, THIÊN NHIÊN, NGƯỜI, TÔI VÀ TA - Trang 114

đầu óc thực dụng hơn trừu tượng. Họ vận dụng và thích nghi Khổng giáo,
Phật giáo với tính thực dụng đó.
Về địa thế, Nhật là một hòn đảo. Sự tiếp xúc với Á châu lục địa mang đến
một làn sóng cách mạng về văn hóa và tư tưởng ở Nhật.
Năm 538 hoặc 552, Nhật lần đầu tiên tiếp một phái bộ, phái bộ dâng lên
nhiều phẩm vật (lọng, cờ...) và một tượng Phật bằng vàng và đồng. Sách
chép: nhà vua ngắm nghía, thán phục vẻ đẹp của bức tượng. Quan trọng lắm.
Trong thần đạo lúc đó không có tượng, nghĩa là thiếu nghệ thuật về tượng.
Mà Trung Hoa, Ấn Ðộ, Triều Tiên... thì nghệ thuật đúc tượng và tranh vẽ rất
phong phú. Dân Nhật chuộng vẻ đẹp chăng? Chỉ biết rằng Phật giáo phát
triển rất nhanh sau đó.
Cuối thế kỷ thứ 6, loạn lạc ở Triều Tiên khiến nhiều người Triều Tiên qua tị
nạn ở Nhật, trong đó có nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ là Phật tử. Sau đó, dưới
thời Nam Tống (1127-1129) nhiều thiền sư trốn loạn Mông Cổ qua sống ở
Nhật. Ảnh hưởng Phật giáo mạnh lên hơn nữa. Phật giáo ảnh hưởng đậm đà
trên đạo đức, văn chương và nghệ thuật. Vua Thánh Ðức (574-622) được
xem như người xây dựng nền móng Phật giáo ở Nhật. Vua cũng được xem
như nhà chính trị lỗi lạc xây dựng nên nước Nhật như là một quốc gia và một
quốc gia văn minh.
Khi Thánh Ðức lên ngôi (593), Phật giáo đã du nhập vào Nhật được nửa thế
kỷ rồi, nhưng đó hãy còn là tín ngưỡng của dân ngụ cư, tị nạn, thương nhân
và của triều đình đang muốn củng cố địa vị chống lại sứ quân, lãnh chúa
phong kiến uy quyền không kém. Phật giáo chưa thấm vào dân gian. Lên
ngôi, vua Thánh Ðức tìm thấy trong Phật giáo yếu tố văn hóa nâng nhà vua
lên địa vị cao hơn các lãnh chúa khác. Và như vậy tạo cơ sở để nhà vua thống
nhất đất nước, dẹp tan các lãnh chúa.
Chính trị và luật pháp của Thánh Ðức mang âm hưởng của Phật giáo. Khi
nãy, tôi vừa nói hiến chương với điều 1 về địa vị tối thượng của chữ Hòa.
Hiến chương Thánh Ðức là một bộ luật đạo đức.
Ðây là điều 10: "Ðừng giận giữ, cũng đừng thù hằn người khác khi họ trái ý
với mình, bởi vì ai cũng có lòng và mỗi người có mỗi quan điểm. Ðiều mà
người khác cho là đúng, ta cho là sai; điều mà họ cho là sai, ta cho là đúng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.