THƯỢNG ĐẾ, THIÊN NHIÊN, NGƯỜI, TÔI VÀ TA - Trang 116

Thánh Ðức nói: "Hãy kính dường Tam bảo... Tam bảo là nơi nương tựa cuối
cùng của mọi người và là nguyên tắc đáng kính nhất của mỗi dân tộc. Làm
sao có người, ở bất cứ thời đại nào, có thể không biết sự thật đó được?
Những người ác đến nỗi không sửa chữa được là rất hiếm. Nếu được giáo
hóa, ai cũng có thể thấy sự thật. Bởi vậy, nếu không nương trú vào Tam bảo,
làm sao có thể sửa đổi được bao nhiêu tính xấu của người?" (Ðiều 2)
Nghĩa là đối với vua, "Pháp" là nguyên tắc của mọi người; "Phật" là hiện
thân của Pháp; Tăng là trí tuệ để thực hiện Pháp. Nghĩa là mọi sự vật quy tụ
vào một nguyên tắc căn bản gọi là Pháp.
Hình như A-dục cũng suy nghĩ như vậy, nghĩa là cũng suy từ chữ "Pháp"
(Dharma) mà ra. Chỉ có một điều khác giữa A-dục và Thánh Ðức. A-dục biết
nhiều triết thuyết trước Phật giáo, và những triết thuyết đó đều xây dựng trên
những nguyên tắc phổ quát. Còn Thánh Ðức không biết triết thuyết phổ quát
nào trước Phật giáo, cho nên rất hả hê nhấn mạnh tính cách phổ quát của Phật
giáo. Mặc dầu vậy, A-dục, Thánh Ðức và Songtsan-Gampo đều nhất thiết
không hủy diệt những tín ngưỡng địa phương mặc dầu bản thân mình tôn
trọng đạo Phật. Vì vậy thần đạo ở Nhật và đạo Bon ở Tây Tạng vẫn được tôn
trọng. Thánh Ðức chỉ thị: "Dưới triều đại của ta tại sao lại cấm sùng bái
những vị thần của thần đạo? Quan chức trong triều phải sùng bái thành thực".
Thánh Ðức chết năm 622, lúc 49 tuổi. Hoàng hậu cũng chết năm đó. Vua
thành lập một nhà nước thống nhất, quyền hành tập trung vào tay Thiên
Hoàng (Tennô). Nhưng khi vua mất thì sứ quân Soga thừa thế tấn công vào
kinh đô, thảm sát cả gia đình nhà vua. Ðông cung thái tử Yamashiro cùng với
vợ tự tử (mặc dầu gia đình Soga lại có họ hàng với gia đình Thánh Ðức).
Thái tử nói trước khi chết: "Nếu ta chiêu mộ quân để tấn công Soga, có thể ta
thắng. Nhưng vì quyền lợi của một người, ta không muốn hại cả dân tộc".
Thái tử và vợ cùng chết trước tượng Phật. Người đời cho rằng cả gia đình
Thánh Ðức đã giữ trọn câu "tất cả đều vô thường, ngoại trừ sự thật duy nhất
là lời giáo huấn của đức Phật". Câu đó được thêu trên thảm và được lưu trữ.
Thánh Ðức được xem như là hình ảnh sống của giáo lý đức Phật diễn tả qua
chính trị, luật pháp và đời sống thực dụng. Thánh Ðức được dân Nhật sùng
bái như thánh tử đạo, như Bồ-tát. Từ đó mà văn hóa Nhật nảy nở.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.