THƯỢNG ĐẾ, THIÊN NHIÊN, NGƯỜI, TÔI VÀ TA - Trang 118

Tôi không đi xa câu hỏi về kinh tế và canh tân nước Nhật đâu. Ở trên, tôi đã
có nói rằng dân Nhật chuộng thực dụng, không giỏi trừu tượng, triết lý như
Ấn Ðộ. Dân Nhật, lại cũng khác Ấn Ðộ, thích thực hiện những gì trước hết là
ở đời này, giữa nhân quần xã hội. Bởi vậy, lý tưởng tiểu thừa không hợp với
dân Nhật, mà lý tưởng đại thừa thì quá hợp, đi vào đất Nhật dễ dàng. Không
phải ngẫu nhiên mà Thánh Ðức bình chú kinh Thắng Man, kinh Duy Ma
kinh Pháp Hoa. Kinh Thắng Man và kinh Duy Ma đề cao vai trò của cư sĩ,
đưa ý niệm chân lý có thể nắm bắt trong cõi đời cư sĩ này. Kinh Pháp Hoa
thì dạy rằng bất cứ ai (cư sĩ nào) tin một lời Phật dạy là được Niết-bàn. Sách
Nhật giải thích: ý của Thánh Ðức là nhấn mạnh trên sự thực hiện lý tưởng
Phật giáo ở đời này, nơi mọi người và giữa mọi người, nơi chính trong đời
sống thường ngày này. Vua đặt nặng lý tưởng Bồ-tát.
Phật giáo Nhật bản sau này khai triển những ý đó. Tối Trừng nhấn mạnh: cư
sĩ và tăng sĩ đều đạt giác ngộ như nhau. Theo Không Hải, người sáng lập ra
phái Kim cương thừa ở Nhật, trí tuệ Bát-nhã có thể được thực hiện qua đời
sống hằng ngày. Theo phái Tịnh độ chân tông, không những mọi người tin
Phật đều có thể đạt Niết-bàn, mà những người lầm lỗi cũng được đức Ðại từ
đại bi cứu thoát. Dưới thời Tokugawa, các thương nhân bán rong danh tiếng
nhất ở Omi ("cận giang thương nhân"), chở hàng hóa bán buôn khắp mọi nơi
trong nước, hầu hết là tín đồ thuần thành của phái Tịnh độ chân tông, đi khắp
nước để thực hiện lý tưởng lợi tha.
Ðồng thời với tư tưởng đặt nặng lý tưởng ở cõi đời này, lại thêm tư tưởng đặt
nặng trên sản xuất. Ở các đất giàu, màu mỡ hơn, sản xuất dễ, đạo đức nhấn
mạnh trên phân phối, trên bố thí. Nhật là đất nghèo, sản xuất là sống chết, vì
vậy đạo đức đặt nặng trên cần lao, ở mọi ngành nghề.
Ðặc điểm này được thấy ngay cả trong văn chương Thiền ở Nhật. Ðạo
Nguyên, người sáng lập Thiền Tào Ðộng, dạy rằng đạo có thể được thực hiện
trong đời sống nghề nghiệp. Linh Mộc Chánh Tâm khuyên giảng: hãy sống
trọn với nghề nghiệp của mình, dù là võ sĩ, nông dân, thương gia, bác sĩ,
minh tinh màn bạc, thợ săn hay tăng sĩ. Với nông dân, ông nói: "Cày cấy là
làm công việc của Phật". Với thương gia: "Diệt dục và cứ sinh lợi một cách
vô tư nhưng đừng bao giờ vui với cái lợi đó, mà trái lại, dùng lợi đó để làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.