THƯỢNG ĐẾ, THIÊN NHIÊN, NGƯỜI, TÔI VÀ TA - Trang 19

rồi có thể cưới hỏi, trách nhiệm, hợp đồng v.v... tất cả những chuyện đối với
người sơ khai, nằm chung trong một bòng bong những húy kỵ, ngăn cấm.
Ðừng nói đâu xa, trong Cựu ướcTalmud, bên cạnh những nguyên tắc có
tính luật, còn bao nhiêu những nguyên tắc khác chẳng ăn nhập gì đến luật:
thức ăn, cách để tang... Luật Hồi giáo đầy những nguyên tắc phi luật như vậy.
Luật Trung Hoa ở thế kỷ 17 phạt 60 trượng và đày một năm biệt xứ người
con nào quên để tang khi cha mẹ chết. Luật Gia Long của ta cũng quy định
chi tiết cách để tang của con cái, cách chào, cách lạy giữa vợ chồng, giữa vợ
thứ và vợ chánh. Ðừng có đùa: vi phạm là bị phạt về hình đấy!
Lại nói đâu xa: luật nhà binh buộc cắt tóc ngắn khi nhập ngũ, buộc đánh
bóng giày, buộc chào đúng phép.
Vậy thì, tiến trình lịch sử cho biết giữa tính luật và tính xã hội, biên giới
không cứng nhắc, không bất di bất dịch.
Tôi đâu có ý so sánh xã hội thời Phật với xã hội sơ khai! Chỉ muốn nói rằng,
tôi không ngạc nhiên tí nào khi biết rằng trong 12 năm đầu của đời sống tập
thể, Phật không chế luật. Tập thể Tỷ kheo quây quần quanh Phật suốt 12 năm
đầu giáo hóa là một xã hội không có luật! Luật không cần thiết vì đó là một
xã hội toàn hảo. Vì Phật sống như thế nào thì tập thể sống như thế ấy. Vì như
thế là đủ. Sống như Phật trước mắt. Cách sống đó với luật là một. Tất cả cách
sống, nghĩa là tất cả luật nằm gọn trong một bài kệ:

"Thiện hộ ư khẩu ngôn,
Tự tịnh kỳ chí ý,
Thân mạc tác chư ác,
Thử tam nghiệp đạo tịnh
Năng đắc như thị hành
Thị đại tiên nhân đạo".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.