cấm ly dị...
Cấm ly dị: ai cũng thấy ảnh hưởng của một tôn giáo, đạo Ki Tô. Về hình
thức, đó là một điều luật; về nội dung, nó khác tôn giáo ở chỗ nào?
Tôi phân biệt hình thức với nội dung như vậy để cố hiểu một cách đơn giản
giới và luật. Giới là nội dung, luật là hình thức.
Trong quyển Tỷ-kheo Giới của Hòa thượng Trí Quang, Hòa thượng dùng
danh từ giới điều. Tôi thiển nghĩ rằng danh từ này làm dễ hiểu hơn, bởi vì
giới điều đồng nghĩa với luật, với điều luật mà tôi vừa nói.
Bởi vậy, thay vì 250 giới, Hòa thượng nói 250 giới điều. Nói rõ hơn là 250
điều luật.
Trên 250 giới điều đó, Hòa thượng căn cứ vào nội dung mà quy nạp, nghĩa là
phân loại. Phân loại như sau (tóm tắt):
– Liên hệ đến sát (sát sinh): 4 giới điều.
– Liên hệ đến đạo (trộm cắp): 2 giới điều.
– Liên hệ đến dâm: 8 giới điều.
– Liên hệ đến vọng... rồi đến y, bát, tọa cụ, ăn, học, tín đồ, thuyết pháp, cư xử
trong tăng chúng v.v...
Như vậy là gì? Là có nhiều giới điều (điều luật) liên hệ đến một giới. Giới
dâm có 8 giới điều, giới đạo có 2 giới điều, giới sát có 4 giới điều v.v...
Thế là sự phân biệt đã rõ giữa giới và giới điều (giữa giới và điều luật). Giới
là nội dung, tổng quát hơn; giới điều là mỗi điều luật cụ thể để thực hiện cái
tổng quát.
Quy nạp như vậy, Hòa thượng vẫn thấy chưa đủ tổng quát, cho nên Hòa
thượng quy nạp một lần nữa, và chia 250 giới điều ra thành hai loại mà thôi,
là:
1. Những giới điều cấm tội lỗi thực sự,
2. Những giới điều cấm cử động bất xứng. (Ðây là những giới điều liên quan
đến oai nghi)[2].
Như vậy, đi từ nội dung đến hình thức, đi từ tổng quát đến cụ thể, tôi vẽ cho
tôi cái biểu đồ sau đây để dễ thấy: