con số 250, 350. Tùy thời gian, tùy hoàn cảnh, giới điều có thể thêm bớt, sửa
đổi, nhưng giới thì muôn đời và ở đâu chỉ có một. Bởi vậy, ai giữ được giới
đó thì không cần luật nữa. Cho nên, trong 12 năm đầu, Phật không cần chế
luật (chứ không phải không cần chế giới).
Bây giờ, tôi trở lại với chuyện tôi nói lúc đầu về chữ luật trong thế tục. Nói
điều luật ai cũng hiểu. Nhưng nói luật một cách tổng quát, không ai định
nghĩa được. Luật nhằm thực hiện giá trị tổng quát gì? Công bằng? bác ái? trật
tự? hòa hợp? tự do? bình đẳng? Mà thế nào là công bằng? là trật tự? là tự do?
v.v... Người Trung Hoa nghĩ khác. Người Mỹ nghĩ khác. Người Hồi giáo
nghĩ khác. Người Ki tô giáo nghĩ khác... không có một giá trị tổng quát ( phổ
quát) nào được chấp nhận bởi toàn thể, làm sao định nghĩa được luật?
Ðó là điểm khác biệt giữa quan niệm luật của thế tục và quan niệm luật trong
Phật giáo. Trong Phật giáo, vấn đề rất rõ: luật là để thực hiện giới. Cho nên ta
nói: Giới luật. Giới là giá trị tột bực; luật là những quy tắc cụ thể để thực hiện
giới... nạn của một Phật tử bị méo mó bởi nghề nghiệp của một luật gia. Vấn
nạn này, tôi mang trong đầu từ lâu, nay nhân có cơ hội nói về luật và giới luật
mới dám thổ lộ.
Ðây là một "vụ án", có lẽ là "vụ án" quan trọng nhất trong lịch sử Phật giáo,
nhưng quả là một vụ án tiêu biểu của tinh thần Phật giáo. Vụ án này, ai cũng
biết, tạm gọi là "vụ án Ngài A-nan".
Khi Phật nhập diệt, ngài Ca Diếp triệu tập 500 vị A-la-hán để nhớ lại, đọc lại,
tụng lại những lời Phật dạy. Là thị giả của Phật trong suốt 25 năm, lại thông
minh xuất chúng, đa văn tột bực, ngài A-nan không thể vắng mặt trong dịp
này. Khổ nỗi ngài chưa chứng được A-la-hán, bởi vậy không đủ tư cách để
tham dự kiết tập. A-nan chỉ còn một đêm chuyên tâm để đạt đến quả vị tột
đỉnh đó; gần sáng ngài mệt quá, ngã mình xuống gối, đầu chưa đến gối thì
ngài chứng.
Thành A-la-hán, A nan đi đến đại hội kiết tập. Nhưng trước khi được nhận
vào đại hội, A-nan bị ngài Ca Diếp buộc phải sám hối về 6 "tội" như sau. Tôi
trích nguyên văn Cương lĩnh giới luật của Hòa thượng Thiện Siêu:
Thứ nhất: Tôn giả là người đầu tiên xin Phật độ cho hàng nữ nhân xuất gia,