THƯỢNG ĐẾ, THIÊN NHIÊN, NGƯỜI, TÔI VÀ TA - Trang 31

nhiều lần: Thémis và Dikê. Thémis là một nữ thần, con của Trái đất và "Bầu
trời đầy sao". Thémis là vợ của Zeus (trong các chư thần Hy Lạp, là vị thần
cao nhất, thần của Trời, chúa tể của các thần; biểu hiện của Zeus là sét. La
Mã đồng hóa Zeus với Jupiter). Là vợ của Zeus, Thémis nhận được hứng từ
đức ông chồng. Nữ thần này bảo vệ cho một trật tự vũ trụ, đem lại kỷ luật,
công bằng và hòa bình cho thế giới. Một thi hào khác, Hésiode (sinh khoảng
700 trước TL) cho rằng Thémis có ba con gái: Economia (trật tự), Dikê (luật)
và Eiroene (hòa bình).
Như vậy, Dikê là con gái của Thémis. Trong Homère, Dikê gợi ý xét xử.
Nghĩa là một quyết định, một phán quyết, một bản án, đồng thời cũng là một
hành vi đúng đắn, công bằng. Một bản án "nói ra" và "tạo nên" luật.
Như vậy, quan niệm của Homère về luật rất khác quan niệm của Thánh kinh
(Bible) Do Thái. Trong thơ Homère, Zeus "gợi hứng" cho những giải pháp
tùy từng trường hợp. Nhưng giải pháp là do người làm ra, để chấm dứt một
tranh cãi. Hứng đến từ Zeus nhưng luật thì do người làm ra. Ðó là một luật
có tính cách "người", không có tính cách "thần linh". Luật đó không phải
được diễn tả dưới dạng những quy tắc có tầm tổng quát, không phải là những
quy tắc (norme). Mà là những phán quyết (jugement), với hai nghĩa của từ
này là: ý kiến phát biểu và phân tranh được xử.
Tóm lại, người (do Zeus gợi hứng) sáng tạo ra luật. Và sáng tạo ra nhân một
vụ kiện, lúc phải nói, phải quyết định, phải phán xét đâu là luật. Do đó, quan
niệm của Hy Lạp đặt tất cả tầm quan trọng trên vụ kiện.
Trên kia, tôi vừa nhắc đến Hésiode ở thế kỷ thứ 7 trước TL. Xã hội lúc đó
tiến triển hơn. Ý niệm về luật cũng rõ hơn. Trong thơ Hésiode, Thémis vẫn là
nữ thần, Dikê cũng là con gái của Zeus và Thémis. Nhưng Hésiode nói đến
"nomos" mà tiếng Pháp dịch là "la loi", nghĩa là luật. Tuân theo "nomos"
khiến cho người khác con thú, con thú chỉ biết bạo lực.
Sophocle (495-406) nhắc đến từ "nomos" này trong vở kịch Antigone. Ông
nhấn mạnh đến những từ "agraphoi nomoi" (luật bất thành văn) của thần linh
mà không ai, không gì làm lay chuyển nổi. Trong vở kịch khác (Oedipe Roi),
ông nói đến những "nomos" đó như thế này, tôi dịch đại khái:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.